Là học sinh, sinh viên, ai cũng mong muốn tìm được một nghề nghiệp ổn định, bình yên, ít rủi ro. Tuy nhiên nếu “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Thế nên đôi khi vì hoàn cảnh, vì nghề chọn mình mà các bạn phải làm một công việc không như ý muốn. Sau đây, bài viết sẽ điểm danh những nghề nguy hiểm nhất hiện nay ở nước ta, từ đó, các bạn hãy cân nhắc và chuẩn bị sẵn tinh thần nếu làm những nghề này nhé!
1. Nghề thợ mỏ - một trong những nghề nguy hiểm nhất ở Việt Nam từ trước đến nay
Khai thác mỏ là nghề rất nguy hiểm do các quặng, mỏ thường nằm ở vị trí rất sâu. Khi xảy ra sự cố (nổ hay sập hầm) thì công việc đối phó cũng như ứng cứu rất khó khăn.
Theo thống kê, trong năm 2012, toàn nước Việt Nam ta có đến 50 người thợ mỏ bị thiệt mạng do những sự cố sập hầm gây nên. Các hầm mỏ sâu chứa hàm lượng khí Metan (CH4) rất cao nên chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng đủ để gây nên nổ hầm.
Ngoài ra, việc hít phải khí metan quá nhiều cũng dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Mặc dù vậy, nhiều người vì cái nghiệp vẫn theo nghề thợ mỏ. Mức lương bình quân của một người thợ mỏ hiện nay vào khoảng từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng.
2. Nghề nuôi rắn độc
Một trong những nghề nguy hiểm nhất ở Việt Nam mà mỗi khi nhắc đến ai cũng sợ đó chính là nghề nuôi rắn độc. Một trong những địa điểm nuôi rắn độc nổi tiếng ở miền Bắc nước ta chính là xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Còn ở miền Tây, địa chỉ nuôi rắn nổi tiếng là khu vực 1, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Nuôi rắn độc rất nguy hiểm vì nguy cơ bị rắn cắn là rất cao. Rắn là loài có bản năng cắn người và không phân biệt ai quen, ai lạ.
Mặc dù vậy, vẫn còn có một số ít người chọn nghề này vì mưu sinh, vì đam mê mà bất chấp nguy hiểm. Doanh thu của việc nuôi rắn độc là không hề nhỏ, bình quân những người nuôi rắn độc có thể kiếm được số tiền lời hơn 500 triệu mỗi năm.
3. Nghề lau cửa kính cao ốc
Một nghề nguy hiểm nhất ở Việt Nam mà vẫn còn khá nhiều người chọn làm đó chính là nghề người nhện hay lau cửa kính những tòa nhà cao ốc. Những người làm nghề này rất thường xuyên treo mình ở trên cao, luôn phải đối diện với những hiểm nguy đang rình rập.
Theo các chuyên gia tâm lý, đây không chỉ là nghề nguy hiểm mà còn là nghề gây căng thẳng tâm lý vào bậc nhất. Nếu những công ty có hệ thống trang bị hiện đại thì đỡ được phần nào nhưng vẫn còn nhiều nơi trang bị rất thô sơ, khiến cho người làm nghề luôn trong tâm lý lo lắng, sợ hãi.
Mặc dù nguy hiểm và rất dễ dẫn đến các bệnh lý về tâm thần nhưng nhiều người vẫn chọn làm vì mưu sinh. Mức lương của nghề này cũng không cao lắm, dao động từ 5 đến 10 triệu mỗi tháng.
4. Nghề lặn biển – nghề nguy hiểm nhất ở Việt Nam vẫn còn nhiều người làm
Nghề lặn biển được xem là một trong những nghề nguy hiểm nhất ở Việt Nam từ trước đến nay. Các bạn đừng nghĩ lặn biển đơn giản như lặn sông, lặn hồ. Vì lặn biển thường phải lặn ở một độ sâu rất lớn.
Những nguy hiểm rình rập thậm chí có thể tước đoạt mạng sống của những người lặn biển đó là: cá dữ, sứa độc, giông bão, hoặc dụng cụ lặn bị hư hỏng. Thêm vào đó là nếu lặn xuống và ngoi lên không đúng kỹ thuật sẽ bị vỡ phổi, vỡ phế nang và tử vong rất nhanh.
Mặc dù phải đánh đổi cả tính mạng nhưng nhiều người vẫn bám trụ với nghề này vì thu nhập của nó không hề nhỏ, từ trên 15 triệu đến 30 thậm chí 40 triệu mỗi tháng. Một nguyên nhân nữa đó chính là nghề này không đòi hỏi bằng cấp nên những người chưa có bằng đại học, cao đẳng,... vẫn làm được.
5. Nghề xiếc
Một trong những nghề nguy hiểm nhất ở Việt Nam vẫn còn nhiều người theo đuổi đó chính là nghề xiếc. Bất chấp những nguy hiểm đến tính mạng, những người theo nghề xiếc vẫn phải làm hàng ngày vì miếng cơm manh áo, cha truyền con nối.
Một số lĩnh vực xiếc rất nguy hiểm như nuốt dao, nuốt kiếm, xiếc với hổ, báo, sư tử, xiếc đu dây,... Mức thu nhập của nghề này cũng khá nhạt, chỉ khoảng 5 đến 7 triệu đồng mỗi tháng nhưng không ổn định. Nhiều người nhận xét rằng những người theo nghề xiếc lãnh lương thấp và chỉ vì nuôi niềm đam mê.
6. Nghề công nhân xây dựng
Đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra ở những nơi xây dựng, những công trường. Tai nạn thường gặp nhiều nhất ở các công trường xây dựng là té ngã từ trên cao. Ngoài ra, điện giật, cháy nổ, sốc nhiệt, say nắng, cảm lạnh do thời tiết, không khí ô nhiễm,... cũng là những nguồn nguy hiểm thường gặp.
Dù phải đối mặt thường xuyên với nhiều hiểm nguy, áp lực, căng thẳng do bản chất công việc nhưng mức thù lao của người công nhân xây dựng cũng không quá cao, dao động từ 150.000 đến 600.000 đồng/ngày.
7. Nghề cascadeur
Nghề cascadeur hay diễn viên đóng thế cũng là một trong những nghề nguy hiểm nhất ở Việt Nam. Nghề này có nguy cơ gặp tai nạn rất lớn nhưng lại không hề có bảo hiểm, hoặc chỉ được bảo hiểm một phần, không thể nảo bù đắp được những thương tật mà người làm nghề gặp phải.
Những cảnh đóng thế luôn là những cảnh quay nguy hiểm. Vì để đảm bảo an toàn cho diễn viên chính nên đoàn làm phim mới cần những người làm nghề cascadeur. Thu nhập của nghề này cũng không ổn định, tùy thuộc vào cảnh quay và tần suất làm phim.
8. Lính cứu hỏa
Lính cứu hỏa là một trong những nghề nguy hiểm nhất ở Việt Nam. Bản chất của nghề này là phải thường xuyên tiếp xúc với những vụ hỏa hoạn, những đám cháy nổ. Vì thế, những nguy cơ như bỏng, ngạt khí độc, sập nhà, điện giật, nổ bình gas,... luôn kề cận.
Mức lương của người lính cứu hỏa gồm có lương cứng theo quy định của Nhà nước cộng với những khoản phụ cấp thêm hay còn gọi là lương mềm. Mặc dù không được công khai cụ thể nhưng theo chia sẻ của những người trong nghề, thu nhập của người lính cứu hỏa cũng chỉ ở mức trung bình.
Trên đây là danh sách 8 nghề nguy hiểm nhất ở Việt Nam hiện nay theo thống kê từ những trang web uy tín của cả nước. Qua danh sách này, các bạn sinh viên, học sinh sẽ biết sơ lược về sự nguy hiểm cũng như mức thu nhập của những nghề nguy hiểm nói trên. Từ đó, các bạn hãy cân nhắc và chuẩn bị đầy đủ tinh thần, sự bản lĩnh để theo đuổi niềm đam mê của mình nhé!
Chúc các bạn thành công!
0 Nhận xét