Header Ads

Ngành Trắc địa là gì và cơ hội nghề nghiệp như thế nào?

Có lẽ thuật ngữ “Trắc địa” vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người, nhất là những người ở nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, ngành này đã phát triển từ rất lâu đời ở các nước châu Âu, đóng góp quan trọng cho nhiều lĩnh vực của xã hội loài người. Vậy ở nước ta thì ngành này có thực sự phổ biến? Và liệu rằng những học sinh theo học ngành này có cơ hội việc làm cao hay không? Mời các bạn cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

1. Khái quát về Trắc địa

Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa toàn thư, “Trắc địa” hay trắc đạc, đo đạc là một ngành khoa học thiên về Trái Đất, nói rõ hơn là ngành có liên quan đến công tác đo đạc, xử lý số liệu đo đạc những đối tượng như địa hình và địa vật nằm trên bề mặt hành tinh xanh của chúng ta.

Từ đó, những kỹ sư trắc địa sẽ vẽ lên một mặt phẳng hay còn có tên gọi là bản đồ. Trắc địa tương đương với công việc đo đạc vị trí bao gồm tọa độ, độ cao, kích thước, hình dạng, phương hướng của địa hình mặt đất và những vật chất tồn tại trên mặt đất.

Ngành Trắc địa

Đây là ngành nghề có lịch sử xuất hiện lâu đời tại các quốc gia châu  u. Sản phẩm của ngành này có vai trò quan trọng và ý nghĩa đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực như: Thiết lập Bản đồ địa hình của một đất nước, quy hoạch, thiết kế, thi công các công trình nghiên cứu, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên môi trường, quản lý rừng, khoáng sản, biến đổi khí hậu, giao thông, điện lực cho đến lĩnh vực viễn thông, thủy lợi,...

2. Các chuyên ngành chủ đạo của ngành Trắc địa

Một số chuyên ngành chính của ngành Trắc địa bao gồm:

  • Trắc địa bản đồ: đo và vẽ các loại bản đồ nhằm phục vụ cho nhu cầu xã hội như: hoạt động địa chính, bản đồ địa hình, công tác quy hoạch xây dựng, phục vụ cho quân đội.
  • Trắc địa công trình: khảo sát thiết kế của các công trình, triển khai bản vẽ thiết kế ra thực địa, phục vụ thi công và tiến hành giám sát thi công, quan trắc những biến chuyển của các công trình và nền móng công trình trong toàn bộ hệ thống công trình.
  • Trắc địa mỏ
  • Trắc địa cao cấp: đo đạc trên phạm vi toàn cầu.
  • Viễn thám: Là phân ngành trắc địa đo vẽ từ ảnh chụp trên không bằng máy bay sau quá trình bay, chụp bằng tàu biển (khảo sát thềm lục địa, đáy đại dương). Công cụ đo có thể bao gồm: máy ảnh, máy siêu âm đo lường, hệ thống ra đa vô tuyến điện,...
  • Trắc địa ảnh: Là lĩnh vực xử lý kết quả trắc địa thông qua hình ảnh định vị vệ tinh (GPS).
  • Hệ thống thông tin địa lý: Là chuyên ngành về phần mềm và hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin công nghệ.
  • Trắc địa biển.

3. Thực trạng ngành Trắc địa ở nước ta

Trắc địa Bản đồ là một ngành thuộc khối Khoa học cơ bản, là một trong những ngành kỹ thuật có độ bao quát rất lớn trong các lĩnh vực quân sự và dân sự.

Với quân sự, Trắc địa Bản đồ giúp Bộ phận chỉ huy thiết lập các phương án chiến đấu với quy mô lớn, lập nên những kế hoạch tấn công, vận chuyển vũ khí, di chuyển lực lượng,...

Ngành Trắc địa là gì và cơ hội nghề nghiệp như thế nào?

Trong hoạt động dân sự, Trắc địa Bản đồ đóng vai rất cần thiết trong các lĩnh vực như: Xây dựng cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý đất đai, lập và thi công các công trình nhà ở, nhà công nghiệp, nhà cao tầng, các công trình thủy lợi, thủy điện, cầu cảng, giao thông,...

Vì vậy, có thể nói ngành Trắc địa ngày nay giữ một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo đó, cơ hội việc làm là rất lớn đối với kỹ sư có tài năng, với khối lượng công việc dồi dào, thời gian làm việc dài lâu và tính chất công việc đầy sự hấp dẫn.

4. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Trắc địa

Cơ hội nghề nghiệp của những kỹ sư chuyên ngành Trắc địa là rất lớn. Cụ thể, các bạn sau khi tốt nghiệp đều có thể tham gia làm việc, hoạt động tại các công ty chuyên về khảo sát, tư vấn, xây dựng dân dụng và công nghiệp, cầu đường, thủy lợi, thủy điện,….

Các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Trắc địa cũng có thể làm việc tại những khu Địa chính – Nhà đất cấp xã phường, cấp huyện thị, cấp tỉnh – thành phố, hoặc làm việc tại các sở ban ngành như Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Kỹ sư trắc địa

Ngoài ra, các bạn cũng có cơ hội làm việc tại các Viện nghiên cứu như Viện Khoa học Công nghệ và Xây dựng, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, đồng thời có thể giảng dạy các môn học chuyên về lĩnh vực trắc địa tại các cơ sở giáo dục như các trường cao đẳng, đại học trên cả nước.

5. Làm thế nào để trở thành một nhân viên chuyên ngành Trắc địa?

Hiện nay, ở nước có các trường đại học đào tạo chuyên ngành Trắc địa như:
  • Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (chuyên ngành Bản đồ viễn thám & GIS tại khoa Địa lý)
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Đại học Mỏ địa chất Hà Nội
  • Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
  • Đại học Thủy lợi
  • Đại học Khoa học - Đại học Huế
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
  • Học viện Kỹ thuật Quân sự
  • Đại học Xây dựng (chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa).

Điểm chuẩn tuyển sinh hàng năm của ngành Trắc địa theo thống kê những năm gần đây của các trường đại học dao động trong khoảng từ 13 đến 19 điểm, tùy theo hình thức tuyển sinh của mỗi trường.

Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

Ngành Trắc địa bao gồm các chuyên ngành chính như Đo ảnh – Viễn thám, Trắc địa phổ thông và sai số, Trắc địa công trình, Trắc địa cao cấp,… Các chuyên ngành này sẽ đào tạo sinh viên những kỹ năng, kiến thức cần thiết dành cho một nhân viên trắc địa như kỹ năng đo lường, tính toán, thiết kế mạng lưới trắc địa, kỹ năng xử lý ảnh thuộc về hàng không và những hình ảnh vệ tinh, kỹ năng ứng dụng các phần mềm xử lý số liệu trong lĩnh vực trắc địa, kỹ năng lập trình các phép toán trong trắc địa,...

Các Trường Đại học, Học viện đào tạo ngành Trắc địa sẽ cung cấp cho sinh viên, học viên những kiến thức và kỹ thuật cơ bản, chuyên sâu cần thiết nhất để các bạn có đủ năng lực, đủ khả năng hành nghề như một nhân viên trắc địa thành thạo.

6. Những tố chất cần thiết để theo học ngành Trắc địa

Ngành Trắc địa hay Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ đòi hỏi các bạn cần có những tố chất và kỹ năng như sau:
  • Khả năng nắm bắt nhanh nhạy về những tiến bộ của công nghệ hiện đại.
  • Khả năng tin học và lập trình.
  • Kỹ năng xử lý tình huống.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc một cách độc lập
  • Khả năng phân tích, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
  • Nghiêm túc, cẩn thận, và tỉ mỉ trong học tập, thực hành và làm việc trong thực tế.
  • Có sự yêu thích đối với những đặc thù của ngành.

7. Mức lương của những người làm trong ngành Trắc địa

Đối với những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, cần được đào tạo chuyên sâu hơn thì mức lương sẽ dao động từ 6 đến 9 triệu/tháng. Đối với những nhân viên đã có kinh nghiệm từ 1 đến 2 năm thì mức lương trung bình sẽ là 10 - 15 triệu/tháng. Đối với cấp quản lý cao hơn thì mức lương có thể lên đến 20 - 30 triệu/tháng.

Hy vọng những thông tin mà bài viết đã cung cấp sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Trắc địa – một ngành học còn tương đối mới mẻ này. Mong rằng nước ta sẽ ngày càng có nhiều nhân viên, nhiều kỹ sư Trắc địa tài năng để góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ hơn.


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét