Header Ads

Ngành Kỹ thuật Cơ khí và những cơ hội việc làm tuyệt vời

Kỹ thuật Cơ khí luôn là một trong những ngành chủ đạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới nói chung. Ngày nay, tất cả các máy móc hoạt động trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi vị trí (trên và dưới mặt đất, ở vùng biển, trên không gian và cả ngoài vũ trụ,…) đều có sự góp phần rất lớn của các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí, các nhà khoa học,... Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật Cơ khí luôn là ngành thu hút rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.

1. Ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì?

Kỹ thuật Cơ khí là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, ứng dụng các các nguyên lý vật lý, khoa học vật liệu và công nghệ để thiết kế, phân tích, sản xuất và bảo dưỡng các loại máy móc cùng hệ thống cơ khí. Đây là một lĩnh vực công nghệ có liên quan mật thiết đến thiết kế, chế tạo và vận hành hệ thống máy móc. Kỹ thuật Cơ khí là ngành đã xuất hiện từ rất lâu đời, là ngành rộng lớn nhất của kỹ thuật.

Lĩnh vực kỹ thuật cơ khí cần sự hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực then chốt bao gồm động lực học, cơ học, nhiệt động lực học, phân tích cấu trúc và năng lượng, khoa học vật liệu.


Bên cạnh những lĩnh vực chủ chốt nói trên, kỹ thuật cơ khí còn ứng dụng các công cụ như thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính, đồng thời quản lý vòng đời sản phẩm để phân tích và thiết kế các nhà máy sản xuất, các thiết bị công nghiệp và máy móc, hệ thống làm lạnh và hệ thống nhiệt, hệ thống giao thông, tàu thủy, robot, máy bay, các thiết bị y học, vũ khí và những điều khác.

Kỹ thuật cơ khí phát triển bùng nổ sau cuộc cách mạng công nghiệp ở châu  u vào thế kỉ XVIII. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này đã bắt đầu từ vài nghìn năm trước trên thế giới. Những tiến bộ trong chuyên ngành Vật lý trong thế kỉ XIX thúc đẩy sự sự phát triển của chuyên ngành khoa học kĩ thuật cơ khí.

Lĩnh vực này vẫn đang kết hợp không ngừng với những tiến bộ. Ngày nay, kĩ thuật cơ khí gắn liền với các tiến bộ trong nhiều lĩnh vực như composite, công nghệ Nano và cơ điện tử.

Ngành Kỹ thuật Cơ khí và những cơ hội việc làm tuyệt vời

Nó cũng bao hàm cả kỹ thuật hàng không vũ trụ, kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật luyện kim, kĩ thuật điện, kĩ thuật hóa học, kĩ thuật chế tạo, kĩ thuật công nghiệp và các lĩnh vực kỹ thuật khác với những mức độ không giống nhau.

Nó cũng hoạt động mạnh mẽ trong các lĩnh vực kĩ thuật y sinh, đặc biệt nhất là cơ y sinh, cơ điện tử sinh học, hiện tượng giao thông, công nghệ nano sinh học cũng như mô hình hệ thống sinh học.

2. Ngành Kỹ thuật Cơ khí sẽ học những gì?

Chương trình đào tạo của ngành Kỹ thuật Cơ khí trang bị cho sinh viên kiến thức giáo dục cơ bản, kiến thức cơ sở của ngành và kiến thức chuyên ngành. Đào tạo cho các bạn có kỹ năng thực hành cao để có thể vận hành, bảo trì các thiết bị kỹ thuật, trang bị công nghệ và thiết kế những quy trình; tham gia xây dựng đề án về vấn đề phát triển sản xuất; tham gia vào hoạt động tổ chức, quản lý, chỉ đạo cho các quá trình sản xuất.

Ngoài khối kiến thức cơ bản, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí sẽ được học các môn học như sau:
  • Hình họa - vẽ kỹ thuật, sức bền vật liệu, cơ lý thuyết
  • Nguyên lý – chi tiết máy, cơ học chất lưu, đồ án về những chi tiết máy.
  • Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử.
  • Kỹ thuật kim loại, kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng.
  • Cơ sở vẽ và thiết kế trên hệ thống máy vi tính.
  • Điều khiển tự động, hệ thống máy điều khiển các chương trình số liệu.
  • Công nghệ hiện đại CAD/CAM/CNC.

Ở phần thực hành, thực tập, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí sẽ được:
  • Thực tập thao tác hàn
  • Thực tập nguội.
  • Thực tập trên các loại máy công cụ;
  • Thực tập xí nghiệp và sau cùng là thực tập tốt nghiệp.

3. Ngành Kỹ thuật Cơ khí sau khi tốt nghiệp làm việc gì?

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM đã công bố hàng năm thì nhu cầu nhân lực của nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Kỹ thuật ô tô xe máy hiện đang dẫn đầu, chiếm tỷ lệ hơn 25% nhu cầu lao động.

Trong đó, Kỹ thuật Cơ khí được đánh giá là trọng tạm của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực cho ngành này sẽ còn tiếp tục tăng không ngừng, tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên.

Sinh viên thực tập chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí

Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận công tác thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công các thiết bị máy móc, thiết bị tại những xí nghiệp, nhà máy, công ty cơ khí, các công trình kỹ thuật,...

Các bạn cũng có thể trở thành những chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc và các thiết bị cơ khí, lập trình gia công những loại máy CNC. Hoặc làm công tác quản lý, điều hành kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến kỹ thuật, cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, hàng không, tàu thủy, ô tô,...

Để đảm nhận tốt vai trò của một kỹ sư cơ khí, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành một cách nhuần nhuyễn, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết cơ sở là một trong những vấn đề được các trường đại học có đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí uy tín chú trọng đặc biệt.

Chẳng hạn, nhiều trường đại học đã chuẩn bị chu đáo cho sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí thông qua việc thành lập và cho các bạn tham gia những câu lạc bộ Cơ khí trẻ, câu lạc bộ Robot. Tạo cơ hội cho các bạn phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức những kỳ hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập Doanh nghiệp.

Đồng thời là công tác ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với các công ty, doanh nghiệp đa dạng trong và ngoài nước như: Công ty National Instruments, Công ty TNHH Kỹ thuật tự động – ETEC, Công ty CP công nghệ Meetech, Công ty TNHH Cơ điện tử Hiệp Phát,...

4. Những ngôi trường có đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí ở Việt Nam

Danh sách những ngôi trường đại học tại Việt Nam có đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí ở nước ta bao gồm:

  • Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
  • Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên:
  • Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
  • Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội
  • Trường Đại học Giao thông vận tải
  • Trường Đại học Thủy lợi
  • Trường Đại học Xây dựng
  • Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trường Đại học Điện lực
  • Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
  • Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung
  • Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
  • Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang
  • Trường Đại học Sao Đỏ
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  • Trường Đại học Hải Phòng: Cơ khí chế tạo
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  • Trường Đại học Công nghiệp Vinh
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
  • Trường Đại học Nha Trang
  • Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
  • Trường Đại học Ngô Quyền
  • Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
  • Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
  • Trường Đại học Lạc Hồng
  • Trường Đại học Nông Lâm Huế


5. Những tố chất để theo đuổi thành công ngành Kỹ thuật Cơ khí


Cẩn thận, kiên trì

Đây chính là đức tính cần thiết để các bạn có thể thành công dù làm trong bất kỳ ngành nghề nào. Riêng đối với ngành Kỹ thuật cơ khí, đây là một yêu cầu rất quan trọng vì nếu không cẩn thận, bừa bãi, không ngăn nắp có thể sẽ dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình làm việc.

Siêng năng, tận tâm với công việc

Nhắc đến kỹ sư cơ khí, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những con người suốt ngày gắn liền tuốc vít, máy hàn, máy khoan,... Với công nghệ hiện đại, quy trình làm việc có thể đỡ khó khăn hơn. Nhưng nếu muốn trở thành một kỹ sư cơ khí tài năng, bạn phải thật sự siêng năng, cần cù và luôn tận tâm với công việc.

Đam mê máy móc, kỹ thuật

Mỗi kỹ sư cơ khí rất cần có lòng yêu nghề, đam mê với máy móc và kỹ thuật mới có động lực thật sự để nâng cao năng lực chuyên môn. Có yêu nghề, bạn mới tiếp thu và phát triển những kiến thức chuyên môn thành những bài học thực tế một cách thành thạo. Có yêu nghề, bạn mới có quyết tâm trải qua những thử thách gặp phải trong công việc.

Học ngành Kỹ thuật Cơ khí cần phải có sự đam mê với máy móc, kỹ thuật

Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm và chịu được áp lực công việc

Kỹ thuật cơ khí là một ngành có khối lượng công việc lớn cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự góp sức của rất nhiều người. Những người tham gia vào công việc, bên cạnh khả năng làm việc độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thiện công việc chung.

Qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp, chắc hẳn bạn đọc dã hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật Cơ khí. Nếu cảm thấy bản thân có những tố chất phù hợp với ngành này, các bạn hãy tự tin ứng tuyển để có thể trở thành những kỹ sư Kỹ thuật Cơ khí tài năng nhé!


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét