Header Ads

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì? Có dễ xin việc không?

Bạn mơ ước một ngày trong tương lai, mình sẽ chế tạo được một con robot phục vụ cho cuộc sống, hay đơn giản là bạn chỉ muốn mình trở thành người vận hành kỹ thuật tại những nhà máy điện, cao hơn nữa là Giám đốc kỹ thuật tại một công ty,... thế thì đừng ngại ngần để đi tìm câu trả lời cho thắc mắc ngành “Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì? Ra trường sẽ làm gì?” nhé! Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn hiểu tường tận hơn về ngành học cực kỳ hấp dẫn này.

1. Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn thế giới, đất nước Việt Nam đang bước vào giai đoạn xúc tiến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy nên bất kỳ ngành nghề kỹ thuật nào cũng rất cần đến vấn đề tự động hóa.

Phải khẳng định một cách chắc chắn rằng, hệ thống điều khiển hiện đại và tự động hóa thường xuyên có mặt trong mọi khâu của dây chuyền sản xuất ở tất cả các ngành kinh tế.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia về khoa học kỹ thuật, ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa luôn có mức thu nhập rất hậu hỷ và không bao giờ xảy ra tình trạng thất nghiệp ở hiện tại và trong tương lai.

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một ngành học nghiên cứu, sáng chế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất theo phương thức tự động tại các nhà máy (như sắt thép, nước giải khát, xi măng, dược phẩm,…).

Bên cạnh đó là quá trình thiết kế, điều khiển và chế tạo các loại robot, quản lý sản phẩm tại các công ty trong nước và quốc tế chuyên kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động hoặc bán tự động.

Cụ thể, nếu theo học chương trình đào tạo Kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, sinh viên sẽ được cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản và kỹ năng chuyên ngành thuộc một trong các lĩnh vực như: Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động, Tự động hóa dây chuyền sản xuất và truyền thông trong lĩnh vực công nghiệp, Lĩnh vực chuyên chế tạo và điều khiển các loại robot,...

2. Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Đúng như tên gọi của nó, ngành này chuyên về những kỹ thuật điều khiển và tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp trong các xí nghiệp, cơ sở sản xuất, các nhà máy.

Kỹ thuật điều khiển sở hữu một cơ sở nền tảng khoa học vững bền, đảm bảo cho việc điều khiển một cách nhanh nhạy, chính xác và đạt hiệu quả cao nhất với các dây chuyền sản xuất kết hợp.

Song song với sự ra đời của các vi mạch điều khiển điện tử, các cảm biến tự động, hệ thống thủy lực, khí nén,... con người có đủ cơ sở và công cụ để tăng khả năng tự động hóa của các thiết bị máy móc công nghiệp.

Kỹ sư ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Tuy vậy, với xu thế phát triển chung của toàn xã hội, một vấn đề được đặt ra là nhu cầu của con người thay đổi một cách nhanh chóng, nhu cầu sản xuất sản phẩm không ngừng đổi thay theo ngày tháng. Mỗi lần thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm mới là mỗi lần các nhà sản xuất phải thay đổi lại toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị, dẫn đến hệ lụy là các hệ thống sản xuất dễ bị lỗi thời.

Chính vì vậy, một yêu cầu rất cấp bách được đặt ra là làm sao để một dây chuyền kỹ thuật có thể sản xuất một cách linh động nhất, với nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng mà không cần đến sự thay thế thường xuyên hoặc sự làm lại các thiết bị máy móc.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu chuyên về Điện tử – Tin học, các Viện nghiên cứu Tự động hóa, Viện ứng dụng khoa học công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch điện tử, các khu công nghệ cao,…

Ngoài ra, cử nhân ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có thể trở thành giảng viên hoặc chuyên viên nghiên cứu tại các trường Đại học có đào tạo chuyên ngành Điều khiển tự động trong cả nước.

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự đông hóa là gì? Có dễ xin việc không?

Các bạn cũng có thể làm việc tại nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước và ngoài nước trong tất cả các lĩnh vực có liên quan đến kỹ thuật điện tử và tự động hóa, các doanh nghiệp tư vấn về kỹ thuật, các công ty kinh doanh thiết bị tự động hoặc chuyển giao công nghệ,...

3. Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sẽ đào tạo cho sinh viên những gì?

Những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên sẽ tích lũy được khi theo học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa bao gồm:

  • Khối kiến thức nền tảng gồm có những kiến thức về cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin và máy tính. Đây chính là những thành phần không thể thiếu được trong hệ thống tự động hóa.
  • Khối kiến thức chuyên sâu về hệ thống tự động như rơ le, các cảm biến công nghệ hiện đại, các thiết bị khí nén thủy lực, các cơ cấu chấp hành và các thiết bị có liên quan.
  • Khối kiến thức về kỹ năng lập trình, kỹ năng điều khiển hệ thống trên máy tính, hệ thống nhúng, FPGA, trên các thiết bị chuyên ngành dành cho điều khiển như ZEN, PLC, LOGO… Đặc biệt PLC là thiết bị điều khiển rất thông dụng trong công nghiệp. Việc nắm bắt chuyên sâu về PLC giúp cho chúng ta có rất nhiều cơ hội việc làm.
  • Khối kiến thức chuyên về thao tác điều khiển và tự động hóa
  • Khối kiến thức về Tự động hóa trong dây chuyền sản xuất (tự động hóa hoạt động chế tạo cơ khí, lắp ráp linh kiện xe máy, xe ô tô, dầu khí, luyện kim, hoá học, dệt may, xi măng, chế biến thực phẩm.
  • Ngoài ra một số trường còn đào tạo cho sinh viên thêm những kiến thức mở rộng về CAD/CAM/CNC (gia công cơ khí trên hệ thống máy tự động), gia công dựa trên nền tảng khuôn mẫu.

4. Danh sách các trường có đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ở Việt Nam hiện nay

Để theo đuổi niềm đam mê với ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, các bạn có thể đăng ký học tập tại một trong những ngôi trường sau đây:

  • Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Học viện Kỹ thuật Quân sự
  • Trường Đại học Thủy lợi
  • Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên
  • Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
  • Trường Đại học Điện lực
  • Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
  • Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
  • Trường Đại học Sao Đỏ
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  • Trường Đại học Vinh
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  • Trường Đại học Công nghiệp Vinh
  • Trường Đại học Nha Trang
  • Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng
  • Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
  • Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
  • Trường Đại học Lạc Hồng
  • Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ

5. Những tố chất cần thiết để theo học thành công ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Để theo đuổi và thành công với ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, bạn cần những tố chất sau:

Siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó học hỏi và tìm hiểu

Làm việc trong lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, bạn thường xuyên phải tiếp xúc với máy móc, thiết bị, lặp lại những quy trình công nghệ. Chính vì vậy, người làm chuyên ngành này rất cần sự kiên trì, nhẫn nại và chịu khó.

Nếu không có sự nhẫn nại và bền bỉ với ngành, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc trước những thử thách, những vấn đề yêu cầu sự tỉ mỉ. Ngoài ra, nếu các bạn thông minh, năng động và có tính cách cẩn thận, yêu thích sự chính xác thì đây sẽ là một lợi thế rất lớn.

Có lối tư duy logic, yêu thích kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực tự động hóa

Bất cứ ngành nào thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật cũng có yêu cầu khá cao về tư duy logic và sự yêu thích công nghệ. Riêng đối với ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, những yêu cầu này càng bắt buộc hơn bởi đây là một ngành cao hơn về kỹ thuật công nghệ.

Ứng dụng của ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Yêu thích sự nghiên cứu, sáng tạo, luôn có tinh thần chủ động trong công việc

Công nghệ, kỹ thuật không ngừng thay đổi và phát triển. Những kỹ thuật tiên tiến hôm nay có thể trở thành lạc hậu trong vài ngày sau. Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nghiên cứu, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị lạc hậu so với sự phát triển chung của thế giới.

Qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Từ đó, nếu cảm thấy bản thân phù hợp với ngành này thì hãy tự tin đăng ký ứng tuyển vào những ngôi trường mà mình yêu thích nhé! Chúc các bạn sẽ trở thành những nhân viên chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa đầy tài năng.

Xem thêm: Review ngành Quản lý công nghiệp: Có dễ xin việc không?

Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét