Header Ads

Ngành dầu khí và những điều thú vị mà các bạn nên biết

Ngành khai thác dầu khí ở Việt Nam có tiềm năng khai thác rất cao, với trữ lượng dầu thô khá lớn. Các nhà máy lọc dầu ở nước ta đã đi vào hoạt động trong nhiều năm nhưng công suất chưa đạt như mong muốn. Lương của các kỹ sư có tài năng trong ngành này có khi lên tới 10.000 USD/tháng. Vậy ngành dầu khí là gì và có những đặc trưng như thế nào? Những ai thực sự phù hợp để theo học và trở thành một kỹ sư dầu khí có thực lực? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Ngành dầu khí là gì?

Ngành dầu khí có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp của một quốc gia nói chung, là nền tảng để duy trì sự tồn tại và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh đó, lĩnh vực dầu khí còn giữ một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới. Mỗi năm, toàn cầu tiêu thụ khoảng 30 tỷ thùng (4,8 km³) dầu, trong đó, tiêu thụ nhiều nhất chính là những nước phát triển, những nước công nghiệp.

Ngành dầu khí là gì?

Ngành dầu khí giữ vai trò thực hiện việc thăm dò, khai thác, xử lý các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên. Mục đích nhằm đảm bảo nhiên liệu, khí đốt và cung cấp các sản phẩm của ngành hóa dầu để phục vụ nhu cầu của đời sống xã hội.

2. Những đặc trưng của ngành dầu khí

Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu rất cần thiết của cuộc sống con người, được dùng để sản xuất điện, đồng thời cũng là nhiên liệu của hều hết các phương tiện giao thông vận tải.

Hơn nữa, dầu khí cũng được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp hóa dầu nhằm sản xuất các chất dẻo (plastic) cùng nhiều sản phẩm đa dạng khác. Vì vậy, dầu mỏ thường được ví như là “vàng đen” của xã hội loài người.

Dầu mỏ hay dầu thô là một loại chất lỏng sánh đặc có màu nâu hoặc màu ngả lục. Dầu thô tồn tại bên dưới các lớp đất đá tại một số khu vực trong vỏ Trái Đất.

Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ tồn tại ở thể lỏng, mật độ đậm đặc, đa số là những hợp chất của mạch hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất phong phú.

Hiện nay dầu mỏ hay dầu khí nói chung chủ yếu được dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và nhiên liệu xăng. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu cơ bản để sản xuất ra nhiều sản phẩm của lĩnh vực hóa dầu chẳng hạn như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường...

Khoảng trên 85% dầu thô được dùng để sản xuất nhiên liệu, gần 15% còn lại dùng cho ngành hóa dầu. Chính bởi vì dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo nên các chuyên gia lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu khí trong một tương lai gần.

Kỹ sư dầu khí

Kỹ sư dầu khí là những người chịu trách nhiệm về các thiết bị, các êkíp thực hiện công tác khai thác, xử lý và vận chuyển dầu thô cùng chất khí đốt tự nhiên.

Sau khi hoàn thành hoạt động khoan dưới lòng đất , cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật viên, những người kỹ sư dầu khí sẽ đưa ra các chỉ dẫn cụ thể để trang bị cho các giếng khoan dầu khí và bảo trì tất cả các thiết bị.

Song song với công tác đó, họ sẽ thực hiện những nghiên cứu nhằm cải thiện các phương pháp sản xuất và nâng cao hiệu suất của hệ thống giếng khoan. Những người kỹ sư dầu khí thường ở tại các địa điểm sản xuất trên đất liền, hoặc có thể ở giữa biển khơi trong một khoảng thời gian nào đó của năm. Kỹ sư dầu khí  phải đi công tác dài ngày rất thường xuyên, chủ yếu công tác ở nước ngoài. Họ có thể làm việc ở những công trình tại đất liền hoặc ngoài biển khơi.

Ở các giàn khoan ngoài biển, điều kiện làm việc và sinh sống thường khá khó khăn. Chính vì vậy, người kỹ sư dầu khí cần phải có sự nỗ lực và kiên trì cần thiết để đương đầu với thử thách. Đồng thời phải có khả năng xử lý tình huống một cách nhanh nhạy để có thể khắc phục các sự cố hiệu quả nhất, hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc.

3. Vai trò của ngành dầu khí đối với nền kinh tế của nước ta

Ngành dầu khí đóng góp phần nhiều nguồn thu ngoại tệ cho nước ta, với các sản phẩm phục vụ nền kinh tế phát triển như điện, xăng dầu, khí nén cao áp và nguồn năng lượng sạch.
Trong những năm gần đây, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã cung cấp khoảng 35 tỷ mét khối khí khô cho hoạt động sản xuất, 40% sản lượng điện của cả nước, 35 đến 40% nhu cầu ure và cung cấp gần 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho sự phát triển lĩnh vực công nghiệp và tiêu dùng dân sinh.

4. Triển vọng phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam

Ngành dầu khí ở nước ta hiện nay còn khá non trẻ với nguồn nhân lực chưa thực sự dồi dào. Vì thế nên năng lực cung cấp chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dân.

Nước ta đa phần xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu dầu tinh chế để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Một số nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động chẳng hạn như nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy lọc dầu Dung Quất,… nhưng chỉ cung cấp được chưa đến 40% nhu cầu trong nước.

Ngành dầu khí và những điều thú vị mà các bạn nên biết

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu khí vẫn không ngừng tăng, không chỉ ngắn hạn mà còn cả dài hạn do sự tăng nhanh của dân số, các ngành công nghiệp không ngừng phát triển. Đặc biệt là sự tăng vượt trội của ngành giao thông nhằm nhu cầu đi lại ngày càng nhiều của người dân.

Ngành dầu khí nước ta đang từng bước phát triển rất lạc quan. Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ nâng công suất hoạt động và hiện đại hóa ứng dụng công nghệ hóa dầu. Tương lai gần sẽ đáp ứng được trên 50% nhu cầu trong nước.

Khả năng khai thác tiến bộ, trong 5 năm trở lại đây, PVN đã có những mỏ được khai thác ở độ sâu hơn 200m. Ngoài ra, Việt Nam còn hợp tác khai thác dầu khí với nhiều quốc gia khác như Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia, Công gô, Madagasca, Iran, Tuynidi, Nga, Venezuela, Cu ba,...

5. Cơ hội nghề nghiệp của ngành dầu khí

Trong lĩnh vực dầu khí, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở các viện nghiên cứu với những máy móc hiện đại. Bạn cũng có thể làm việc tại các giàn khai thác dầu khí trực tiếp trên biển với hệ thống máy móc tự động hóa vô cùng hiện đại.

Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội đi tu nghiệp, tham quan, khảo sát tình hình khai thác dầu khí thực tế ở nước ngoài. Đồng thời được tiếp cận với nhiều phương pháp mới mẻ, hiện đại nhất trên thế giới.

Ngành dầu khí ở nước ta có triển vọng phát triển rất lớn

Dầu khí hiện đang là ngành kinh tế được chú trọng với nhu cầu rất lớn về nhân lực cùng những cơ hội nghề nghiệp vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn đam mê với lĩnh vực dầu khí nói chung và ngành khai thác dầu khí nói riêng, cơ hội nghề nghiệp đầy lạc quan cùng nhiều điều thú vị sẽ chào đón bạn.

6. Những trường hiện có đào tạo ngành dầu khí ở nước ta

Ở nước ta hiện nay, những trường có đào tạo chuyên ngành dầu khí uy tín nhất bao gồm:
  • Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
  • Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Dầu khí Việt Nam

Theo tiến sĩ Tạ Quốc Dũng, trên 50% kỹ sư dầu khí ra trường đều có việc làm đúng với nguyện vọng. Sinh viên tốt nghiệp ngành dầu khí có thể làm những công việc như: kỹ sư thực hành, quản lý các dự án dầu khí, hỗ trợ dịch vụ cho các công ty dầu khí, nhà tư vấn,...

Ở ngành này, tùy theo công ty, doanh nghiệp trong hay ngoài nước mà mức lương khởi điểm sẽ dao động trong khoảng từ 500 đến 1.000 USD/ tháng. Theo các chuyên gia, các bạn nên rèn luyện kỹ năng mềm đó là kỹ năng lãnh đạo, thuyết trình, xử lý tình huống, làm việc nhóm, điều hành,...

Đánh giá về thị trường lao động của ngành dầu khí, theo các chuyên gia, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho ngành này ở thời điểm hiện tại và tương lai trong vòng 5 đến 10 năm tới sẽ rất dồi dào. Tuy nhiên, nghề này mang tính cạnh tranh rất cao, vì thế nên các bạn phải thật sự có thực lực và yêu nghề mới trụ vững được với nghề.

Lời kết

Trên đây là những thông tin rất thú vị về ngành dầu khí mà các bạn học sinh nên biết trước khi quyết định mình có nên theo học ngành này hay không. Chúc các em sẽ trở thành những kỹ sư dầu khí tài năng với mức lương hậu hĩnh trong tương lai.


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét