Header Ads

"Tất tần tật" những điều bạn cần biết về ngành Khoa học máy tính

Trong những năm gần đây, chắc hẳn các bạn học sinh cũng nghe nói rất thường xuyên về ngành Khoa học máy tính. Đây là một ngành học khá mới mẻ ở nước ta. Ngành này liên quan nhiều đến máy vi tính và có rất nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống của chúng ta. Nếu tìm hiểu sâu và rộng hơn về ngành này, các bạn rất có thể bị nghiện và cảm thấy nó rất thú vị. Vậy ngành Khoa học máy tính là gì? Ngành này đòi hỏi những kỹ năng gì ở học sinh? Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc này.

1. Ngành Khoa học máy tính học gì? Làm việc gì?

Hiện nay, sự nổi dậy của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã tác động mạnh mẽ, làm thay đổi cục diện của xã hội loài người. Không dừng lại ở đó, ngành công nghệ mà nổi trội nhất là công nghệ máy tính hứa hẹn sẽ luôn luôn là một ngành học rất hấp dẫn và thu hút nhiều bạn học sinh lựa chọn để theo đuổi.

Chính vì thế, việc cung cấp và hướng nghiệp cho các bạn học sinh sớm có niềm đam mê với ngành học mới mẻ và đầy thú vị này những thông tin cần thiết sẽ hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động lên kế hoạch học tập, cũng như định hướng  cho tương lai nghề nghiệp của các bạn sau này.
Theo các chuyên gia định nghĩa, Khoa học máy tính chính là một trong những ngành học hàng đầu tại các trường đại học đào tạo về chuyên ngành công nghệ thông tin nói riêng và kỹ thuật máy tính nói chung.

Ngành Khoa học máy tính là gì?

Đây là một ngành học dành cho những bạn trẻ có niềm đam mê với công tác nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin, khả năng tính toán của hệ thống máy vi tính nói chung.

Chương trình đào tạo của ngành Khoa học máy tính sẽ trang bị cho các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực máy tính như:
  • Cấu trúc máy vi tính
  • Hệ điều hành máy vi tính
  • Ngôn ngữ lập trình của phần cứng và phần mềm
  • Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
  • Hệ thống bảo mật và an toàn máy vi tính
  • Xử lý dữ liệu có khối lượng lớn từ mạng internet cũng như các mạng xã hội
  • Thiết kế và phát triển các ứng dụng tiện ích cho các thiết bị di động và môi trường trực tuyến,...

Hiểu một cách rộng lớn hơn, Khoa học máy tính là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin và sự tính toán cùng với việc thực hiện và ứng dụng của những hệ thống ấy trong mạng lưới máy tính.

Khoa học máy tính là cách tiếp cận hoàn toàn khoa học và thực tế để tính toán, ứng dụng, đồng thời nghiên cứu một cách hệ thống hóa về tính khả thi, về những cấu trúc, biểu hiện cũng như cơ giới hóa các thủ tục (hoặc các thuật toán). Những điều này sẽ làm cơ sở cho việc thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền tải và truy cập hệ thống thông tin.

Một định nghĩa khác đơn giản hơn về ngành Khoa học máy tính là nghiên cứu về các lập trình thuật toán tự động hóa mà từ đó có thể nhân bản trên quy mô lớn. Một nhà khoa học máy tính là một chuyên gia của lĩnh vực lý thuyết tính toán đi đôi với thiết kế các hệ thống tính toán.

2. Những ứng dụng của ngành Khoa học máy tính


Ứng dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính

Đã định nghĩa một cách chính xác về tính toán và khả năng tính toán, đồng thời đưa ra những bằng chứng thuyết phục rằng có những vấn đề bất khả tính toán đều có thể tính toán bằng máy tính.

Đưa ra được khái niệm về ngôn ngữ lập trình - một dụng cụ dùng để diễn đạt hệ thống thông tin đã được trật tự hóa một cách logic trong nhiều khía cạnh trừu tượng khác nhau.

Ứng dụng bên ngoài

Làm đòn bẩy cho cuộc cách mạng kỹ thuật số là điều dẫn đến thời đại bùng nổ của thông tin và hệ thống mạng lưới internet hiện nay.

Trong mật mã học, chính sự phá mã của máy Enigma là một đóng góp vô cùng ý nghĩa trong chiến thắng của quân Đồng minh tại Chiến tranh thế giới lần thứ II.

Chính sự tính toán khoa học và logic hóa đã cho phép việc nghiên cứu sâu hơn về bộ não con người, đồ thị hóa nên cấu hình của GEN chẳng hạn như: Dự án bản đồ gen người ở mức độ tế bào.

Những đề án tính toán phân tán như Folding@home đã khám phá ra được quá trình gấp cuộn của chất protein.

Bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo, học máy cùng các kỹ thuật thống kê, giải tích số hiện đại đã giúp cho những thiết bị điện tử ngày càng tối tân hơn.

Trí tuệ nhân tạo là sự đột phá của Khoa học máy tính

3. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo của ngành Khoa học máy tính, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ hệ thống kiến thức và những kỹ năng cần thiết nhất để đáp ứng những vị trí công việc cụ thể như sau:
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt những đề án chuyên về công nghệ thông tin nhằm đáp ứng các ứng dụng đa dạng trong các tổ chức, công ty, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện,...
  • Chuyên viên lên kế hoạch, hoạch định những chính sách phát triển dành riêng cho các ứng dụng thuộc lĩnh vực tin học, hoặc trở thành một lập trình viên phát triển chuyên về các phần mềm hệ thống.
  • Được làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất, các công ty gia công phần mềm trong nước và quốc tế.
  • Làm việc tại các công ty chuyên tư vấn hoặc đề xuất những giải pháp, xây dựng và bảo trì mạng lưới thông tin, hoặc hỗ trợ toàn thời gian cho bộ phận công nghệ thông tin.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính

  • Trở thành cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng chuyên ngành Công nghệ thông tin tại các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu trực thuộc Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng trong nước.
  • Trở thành giảng viên giảng dạy các môn học liên quan đến Khoa học máy tính tại các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cao đẳng hoặc đại học trên cả nước.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm một số công việc khác có liên quan như Lập trình viên, tư vấn viên, giám sát viên chất lượng, quản trị dự án công nghệ thông tin, kỹ sư thiết kế hệ thống máy tính, kiến trúc sư lập trình dữ liệu, kỹ sư chuyên về nghiên cứu, phát triển và vận hành các phần mềm công nghệ,...

4. Các cơ sở có đào tạo ngành Khoa học máy tính uy tín ở nước ta

Ở nước ta hiện nay có nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành Khoa học máy tính, các bạn học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào một trong các trường sau:
Khu vực miền Bắc gồm có một số trường trường:
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Hạ Long
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Thăng Long
  • Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định
  • Đại học FPT
  • Đại học Thành Tây

Khu vực miền Nam gồm có các trường:
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Công nghiệp TP. HCM
  • Đại học Mở TP. HCM
  • Đại học Quốc tế Sài Gòn
  • Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ

5. Những tố chất cần thiết để theo học ngành Khoa học máy tính

Để có thể theo đuổi niềm say mê với ngành Khoa học máy tính, bạn cần hội tụ phần lớn những tố chất dưới đây:
  • Có niềm yêu thích đặc biệt với lĩnh vực công nghệ, phần mềm.
  • Có khả năng sáng tạo và khối óc thông minh, linh hoạt
  • Có tính nhanh nhẹn , nhạy bén đi kèm với khả năng tư duy logic
  • Luôn thận trọng trong công việc, có tinh thần học tập và làm việc nghiêm túc, chính xác
  • Ham học hỏi và thường xuyên cập nhật những kiến thức mới.
  • Có trình độ ngoại ngữ ở mức khá tốt trở lên
  • Có kỹ năng làm việc nhóm, có tinh thần đồng đội cao.
  • Chịu được những áp lực nhất định trong công việc.

6. Mức lương của những nhân viên làm trong ngành Khoa học máy tính

Thực tế, mức lương của những nhân viên làm trong ngành Khoa học máy tính tùy thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc cũng như trình độ chuyên môn, năng lực cá nhân của từng người.

Tuy nhiên, ngành Khoa học máy tính được nhiều người đánh giá là ngành học có mức lương khá hấp dẫn. Một số thống kê cho kết quả rằng, trên 95% sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có việc làm trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp, với mức lương phổ biến trung bình nằm trong khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng.

7. Các khối tuyển sinh ngành Khoa học máy tính

Mã ngành Khoa học máy tính là: 7480101. Ngành Khoa học máy tính sẽ xét tuyển các tổ hợp những môn sau đây:
  • Khối A00: Toán - Vật Lý - Hóa Học
  • Khối A01: Toán - Vật Lý - Anh Văn
  • Khối C01: Ngữ Văn - Toán - Vật Lý
  • Khối C14: Ngữ Văn - Toán - Giáo dục công dân
  • Khối C02: Ngữ Văn - Toán - Hóa Học
  • Khối D01: Ngữ Văn - Toán - Anh Văn
  • Khối D07: Toán - Hóa Học - Anh Văn
  • Khối D08: Toán - Sinh Học - Anh Văn

Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành Khoa học máy tính mà bài viết muốn giới thiệu đến các bạn. Nếu bất kỳ ai cảm thấy có niềm say mê đặc biệt, có năng khiếu và sở trường với ngành này thì hãy tự tin đăng ký dự tuyển nhé! Một nghề nghiệp với mức lương hậu hĩnh sẽ luôn đón chào các bạn ở phía trước!


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét