Header Ads

Ngành Công nghệ dệt may là gì? Có dễ xin việc làm không?

Con người có nhu cầu tối thiểu đó chính là ăn, mặc, ở. Chính vì vậy, các ngành học về thời trang, may mặc đã được ra đời. Ngành Công nghệ dệt may là ngành học như thế nào luôn là câu hỏi đầu tiên và rất cần thiết đối với những bạn đang muốn tìm hiểu, theo đuổi ngành học khá thú vị này. Bài viết sau đây sẽ giúp cho những bạn đang có ý định theo đuổi ngành Công nghệ dệt may (Công nghệ may) phần nào giải tỏa được sự trăn trở này.

1. Ngành Công nghệ dệt may là gì?

Hiểu một cách cơ bản nhất, Công nghệ dệt may hay công nghệ may là ngành học có mục tiêu nhằm đáp ứng, làm hài lòng nhu cầu về ăn mặc, may vá, thời trang của con người. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những sản phẩm đa dạng nhờ vào hệ thống sản xuất công nghiệp tân tiến, vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ, vừa đảm bảo về yếu tố sản lượng.

Công nghệ dệt may là ngành trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về kỹ thuật cắt may, những khuôn mẫu của các sản phẩm, máy móc và thiết bị chuyên ngành… Mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu về thời trang, ăn vận của con người. Với những sản phẩm phong phú, vai trò của ngành vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ, vừa đảm bảo về mặt sản lượng và năng lực cạnh tranh khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

Kỹ sư chuyên ngành Công nghệ dệt may sẽ sử dụng những kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình để thiết kế những quy trình sản xuất, nhằm đảm bảo sản lượng, chất lượng phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của từng công ty, doanh nghiệp cụ thể.

Ngành Công nghệ dệt may

Tình hình thực tế là nhu cầu thời trang, ăn mặc của con người ngày càng đa dạng và phong phú. Kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, kỹ sư ngành Công nghệ dệt may bên cạnh kiến thức chuyên môn sâu thì cũng cần phải có sự hiểu biết rộng về những công nghệ có liên quan để linh hoạt phối hợp giữa chuyên môn và khoa học hiện đại để tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất.

Chính vì vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao thông qua quá trình qua đào tạo tại các Công ty dệt may hiện nay đang trở lên vô cùng cần thiết.

2. Học ngành Công nghệ dệt may ra trường làm gì?

Thống kê tình hình những năm gần đây cho thấy tính đến thời điểm hiện tại, ngành Dệt may ở nước ta có gần 2.500.000 lao động, dự kiến đến năm 2025 thì số lượng lao động sẽ tăng lên con số 5 triệu.

Tại TP. Hồ Chí Minh, ngành Dệt may tính đến năm 2015 có nhu cầu cần thêm khoảng 19.500 lao động, đến năm 2020 là gần 20.300 lao động. Trong đó, nhu cầu cần thiết về đội ngũ kỹ sư, nhà thiết kế và kỹ thuật viên lần lượt là 500 và 1.000 người.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực của các công ty dệt may có xu hướng đòi hỏi cao hơn về trình độ chuyên môn, giảm số lao động chưa qua quá trình đào tạo tại trường lớp. Chính nhu cầu cao về chất lượng của nguồn nhân lực đã tạo nên cơ hội việc làm đa dạng cho các Cử nhân ngành Công nghệ dệt may (Công nghệ may). Theo đó, mức lương của những Cử nhân chuyên ngành này vô cùng hấp dẫn cùng với chế độ ưu đãi rất hậu hỷ.

Kỹ sư ngành Công nghệ dệt may

Sau khi tốt nghiệp, những Cử nhân ngành Công nghệ dệt may có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau trong các công ty tập đoàn, doanh nghiệp chuyên về may mặc tùy theo trình độ và năng lực như:
  • Công tác ở phòng thiết kế, phòng nghiên cứu mẫu, phòng phát triển mẫu, phòng kỹ thuật,...
  • Đảm nhận hoạt động chỉ đạo kỹ thuật, hoạt động chuẩn bị cho quá trình sản xuất hàng dệt may.
  • Quản lý và điều hành công việc sản xuất kinh doanh những mặt hàng may mặc.
  • Quản lý về mặt chất lượng của những sản phẩm trong ngành dệt may, cấp độ là những nhân viên quản lý đơn hàng.
  • Lập kế hoạch cho công tác sản xuất, kiểm tra, đánh giá chất lượng những quy trình sản xuất các sản phẩm hàng may mặc.
  • Định mức giá cho từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm.
  • Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ của ngành dệt may.
  • Điều hành một cơ sở nhỏ, lẻ.
  • Hoặc có thể tự thành lập nhà xưởng hoặc tiệm may cho cá nhân mình.

3. Chương trình đào tạo của ngành Công nghệ dệt may

Theo học ngành Công nghệ dệt may, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên môn trong lĩnh vực may, thời trang. Mục đích là để làm cơ sở cho việc ứng dụng những nguyên lý kỹ thuật cùng những kỹ năng thực hành vào các quá trình tổ chức, triển khai sản xuất quy mô công nghiệp.

Ngoài ra, chương trình đào tạo ngành Công nghệ dệt may còn rèn luyện cho sinh viên khả năng thiết kế các mẫu công nghiệp, sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành về lĩnh vực thiết kế, giác sơ đồ, nhảy mẫu, cải tiến dây chuyền công nghệ may, quản lý hoạt động sản xuất ngành may, những kỹ năng tổ chức và quản lý công tác sản xuất may công nghiệp,…

Quản lý sản xuất may công nghiệp

Trong quá trình học tập ngành Công nghệ dệt may, những bạn sinh viên còn có rất nhiều cơ hội để tham dự các cuộc thi rất thú vị như: Thi Olympic các môn học, cuộc thi tay nghề do Bộ Công thương tổ chức, thi tay nghề ASEAN...

Đồng thời, các em cũng được học tập và tham gia thực hành thực tế ngay tại các cơ sở sản xuất. Chính điều này đã tạo cơ hội cho các bạn xác định được mục tiêu học tập, có thể hiểu rõ được các vị trí việc làm của mình trong tương lai để lựa chọn và định hướng được mục tiêu học tập cho riêng mình.

4. Mức thu nhập của ngành Công nghệ dệt may

Mức thu nhập của sinh viên ngành Công nghệ dệt may sau khi tốt nghiệp 2 tháng là hơn 6 triệu đồng/tháng. Sau 1 năm, mức lương của các bạn có thể dao động từ 7 -10 triệu đồng/ tháng. Theo thống kê, phần lớn sinh viên làm việc tại các vị trí phổ biến như: nhân viên kỹ thuật, cán bộ quản lý tổ chiếm tỷ lệ 86%.

5. Ngành Công nghệ dệt may xét tuyển những khối nào?

Tổ hợp môn xét tuyển Ngành Công nghệ may tại một số trường đại học, cao đẳng như sau:
  • Trường Đại học Công nghệ TP.HCM xét tuyển ngành Công nghệ dệt may theo 4 tổ hợp môn gồm: Toán, Vật Lý, Hóa Học; Toán, Vật Lý, Tiếng Anh, Toán, Văn Học, Vật Lý và Toán, Văn Học, Tiếng Anh.
  • Trường Đại học Bách khoa TPHCM và Bách Khoa Hà Nội xét tuyển ngành Công nghệ dệt may theo 2 tổ hợp môn gồm: Toán, Vật Lý, Hóa Học và Toán, Vật Lý, Tiếng Anh.
  • Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM xét tuyển ngành Công nghệ dệt may theo 4 tổ hợp môn gồm: A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học), A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Văn Học, Tiếng Anh), D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh).

6. Những trường có đào tạo ngành Công nghệ dệt may hiện nay

Hiện nay ở nước ta, những trường có đào tạo ngành Công nghệ dệt may bao gồm:

Khu vực miền Bắc
  • Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội
  • Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học SP Nghệ thuật Trung ương Hà Nội
  • Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương

Khu vực miền Trung
  • Cao đẳng nghề Đà Nẵng
  • Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng

Khu vực miền Nam
  • Đại học Bách Khoa TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM  
  • Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
  • Cao đẳng Công thương TP.HCM
  • Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – Vinatex TP.HCM

7. Tố chất cần thiết để theo học ngành Công nghệ dệt may

Để học tập và theo đuổi thật thành công ngành Công nghệ dệt may, bạn cần hội tụ những tố chất sau đây:
  • Có tư duy logic, tư duy thẩm mỹ
  • Có khả năng sáng tạo
  • Có tính khéo léo, kiên trì, bền bỉ và có đôi mắt thẩm mỹ
  • Hòa đồng, yêu thích làm việc nhóm
  • Yêu thích và thật sự mong muốn công tác trong lĩnh vực thời trang, may mặc
  • Có đôi bàn tay khéo léo
  • Khả năng ngoại ngữ ở mức độ khá giỏi trở lên
  • Ham học hỏi, chịu khó tìm tòi kiến thức mới

Trên đây là những thông tin chi tiết xung quanh ngành Công nghệ dệt may mà bài viết muốn chia sẻ đến các bạn, đặc biệt là những bạn có sở thích với lĩnh vực may mặc, thời trang. Chúc các bạn sẽ học tập tốt, thành công và có công việc ổn định với chuyên ngành Công nghệ dệt may mà mình đã chọn.


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét