Header Ads

Ngành Kỹ thuật nhiệt là gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Ngành Kỹ thuật nhiệt là một trong những ngành học khá mới mẻ ở nước ta. Hiện nay trên cả nước chỉ có một số trường đại học có quy mô lớn mới đào tạo ngành này, cho ra những Kỹ sư kỹ thuật nhiệt có chất lượng tốt, năng lực khá giỏi. Vậy ngành học này có gì đặc biệt? Có thực sự thú vị không hay chỉ đơn thuần là những kiến thức khô khan? Cơ hội việc làm khi ra trường sẽ như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

1. Ngành Kỹ thuật nhiệt là gì

Ngành Kỹ thuật nhiệt là ngành học chuyên nghiên cứu về những hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác thiết kế, vận hành các hệ thống, trang thiết bị nhiệt và lạnh. Mục đích là để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người, cũng như phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp.

Trong thời đại Công nghiệp 4.0 hiện đại ngày nay, ngành Kỹ thuật nhiệt đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội và sự thành công của quá trình hiện đại hóa. Năng lượng nhiệt giữ vai trò quan trọng trong mọi quá trình sản xuất điện và là thành phần rất cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp như cơ khí chế tạo, luyện kim, dệt may da giày, dầu khí, hóa chất, chế biến thực phẩm,…

Ngành Kỹ thuật nhiệt (nhiệt lạnh)

Với khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới của nước Việt Nam ta, vấn đề điều hòa không khí và xử lý vi khí hậu giữ vai trò rất ý nghĩa trong mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Vì thế, ngành Kỹ thuật nhiệt ngày càng phát triển mạnh mẽ và có vị trí vững chắc trong nền kinh tế thời hiện đại.

2. Vai trò của ngành Kỹ thuật nhiệt trong cuộc sống 

Kỹ sư Kỹ thuật nhiệt là cá nhân có kỹ năng thiết kế, lắp đặt, chế tạo, sửa chữa, vận hành, bảo trì các máy móc, thiết bị có liên quan đến ngành kỹ thuật nhiệt nói chung như: kỹ thuật điều hòa không khí, kỹ thuật lạnh, năng lượng tái tạo, kỹ thuật tiết kiệm năng lượng, kỹ thuật nhiệt,...

Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật nhiệt  sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về nguyên lý làm việc cũng như cấu tạo của các thiết bị máy móc trong các hệ thống điều hòa không khí, hệ thống nhiệt công nghiệp, hệ thống lạnh công nghiệp, các nhà máy nhiệt điện.

Bên cạnh đó là các hệ thống sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thu hồi nhiệt tải, vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiệu quả những nguồn năng lượng. Ngoài ra, các bạn còn được trang bị những kiến thức chuyên ngành ở mức độ hợp lý nhất để có thể hiểu rõ được mức độ ảnh hưởng của những giải pháp kỹ thuật trong các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường.

3. Ngành Kỹ thuật nhiệt sẽ học những gì?

Theo học ngành kỹ thuật nhiệt, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu cùng những kỹ năng nghề nghiệp mang bản chất liên ngành, bao gồm:
  • Nhiệt và Lạnh: thiết kế, giải đáp thắc mắc, thi công thực hiện hệ thống Cơ – Điện – Lạnh, điều hoà không khí trung tâm cho những khu nhà cao tầng, nhà máy cấp trữ đông, kho lạnh, , nhà máy nước đá, lò hơi, lò nhiệt điện,…
  • Cơ khí: Cơ chế hoạt động, công nghệ chế tạo thiết bị, máy móc cho ngành Nhiệt – Lạnh.
  • Tự động hóa và quá trình điều khiển tự động của hệ thống Nhiệt – Lạnh.

 Kỹ sư Kỹ thuật nhiệt

Các môn học chuyên môn của ngành Kỹ thuật nhiệt như: Máy lạnh, Tuabin hơi và tuabin khí, Lò hơi, Công nghệ chế tạo máy 2, thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật điều hòa không khí, Nhà máy nhiệt điện, Kỹ thuật an toàn, Thiết bị sấy, Tự động hóa các quy trình nhiệt lạnh, Năng lượng gió, Đo lường nhiệt, Kỹ thuật nâng – vận chuyển, Năng lượng mặt trời,…

Ngành Kỹ thuật Nhiệt là một ngành học chuyên nghiên cứu về hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác thiết kế, vận hành các hệ thống, trang thiết bị nhiệt – lạnh, ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào hoạt động sản xuất công nghiệp và phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của xã hội con người hàng ngày.

Vì vậy, có thể nói rằng chương trình học tập ngành Kỹ thuật nhiệt từ những kiến thức cơ bản, lý thuyết cho đến thực hành đều rất thú vị. Những kiến thức mà chúng ta được giảng dạy, được thực hành sẽ đóng góp rất nhiều cho nhu cầu sống của con người, cho nhu cầu của sản xuất công nghiệp.

4. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kỹ thuật nhiệt

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật nhiệt có thể làm việc ở hai lĩnh vực: Nhiệt nóng và Nhiệt lạnh. Nếu công tác trong lĩnh vực Nhiệt nóng, các bạn sẽ chuyên làm việc với mảng lò hơi, lò sấy. Theo đó, nơi làm việc của các bạn là các nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất vải, dầu khí, sản xuất thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,…

Nếu công tác trong lĩnh vực Nhiệt lạnh, các bạn sẽ có hai sự lựa chọn là Lạnh Công nghiệp (chuyên công tác trong hệ thống kho lạnh, hệ thống cấp đông) và Lạnh Dân dụng (chuyên công tác trong hệ thống điều hòa không khí của các khu chung cư, tòa nhà, biệt thự cao cấp).

5. Kỹ năng cần có để công tác tốt trong ngành Kỹ thuật nhiệt

Kỹ năng cần có để có thể công tác tốt trong ngành Kỹ thuật nhiệt đó là:
  • Kỹ năng ứng dụng những kiến thức toán học, công nghệ và kỹ thuật.
  • Kỹ năng thiết kế và thực hiện những thao tác thực nghiệm.
  • Khả năng giải thích và phân tích hệ thống dữ liệu, kết quả.
  • Kỹ  năng vận dụng những nguyên lý kỹ thuật, kỹ năng, công cụ và công nghệ hiện đại cần thiết thể thí nghiệm, kiểm toán, vận hành, bảo trì, sửa chữa và cải tiến các hệ thống chuyên về lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.
  • Kỹ năng thiết kế, kỹ năng giám sát kết hợp với thi công các hệ thống lạnh, điều hòa không khí cùng các hệ thống nhiệt trong chuyên ngành kỹ thuật nhiệt lạnh.
  • Kỹ năng xác định, tính toán và giải đáp các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.
  • Kỹ năng phát hiện, giải đáp và phản biện các nội dung thuộc lĩnh vực nhiệt lạnh.
  • Kỹ năng nghiên cứu.
  • Kỹ năng cải tiến để nâng cao hiệu quả làm việc.
  • Kỹ năng sử dụng thành thạo các hệ thống thiết bị nhiệt lạnh.

6. Danh sách những trường có đào tạo ngành Kỹ thuật nhiệt

Khu vực miền Bắc:
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Công nghệ Đông Á
  • Đại học Điện lực

Khu vực miền Trung:
  • Đại học Vinh
  • Đại học Công nghiệp Vinh
  • Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang

Khu vực miền Nam:
  • Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

Điểm chuẩn của ngành Kỹ thuật nhiệt dao động từ 14.0 đến 21.5 điểm tùy thuộc vào khối ngành xét tuyển và từng ngôi trường cụ thể.

Ngành Kỹ thuật nhiệt là gì? Cơ hội việc làm ra sao?

7. Những tố chất phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật nhiệt

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Kỹ thuật nhiệt, người học cần có những tố chất và kỹ năng sau:
  • Có niềm đam mê và tâm huyết với nghề nghiệp.
  • Có kỹ năng phân tích và giải thích các hệ thống dữ liệu, kết quả.
  • Có kỹ năng vận dụng khoa học, kỹ thuật
  • Kỹ năng về thao tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa kiểm toán và cải tiến các hệ thống trong chuyên môn kỹ thuật nhiệt lạnh.
  • Kỹ năng thiết kế, quản lý, giám sát - thi công các hệ thống nhiệt lạnh.
  • Kỹ năng xác định, tính toán và giải quyết các vấn đề liên quan trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.
  • Có kỹ năng phát hiện, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc chuyên ngành nhiệt, nhiệt lạnh.
  • Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá chuyên môn Kỹ thuật nhiệt.
  • Kỹ năng cải tiến nâng cao hiệu quả, khả năng sử dụng thành thục các hệ thống thiết bị nhiệt lạnh.
  • Kỹ năng tin học, ngoại ngữ, lập trình.

Trên đây là những thông tin thú vị xoay quanh ngành Kỹ thuật nhiệt mà bài viết muốn chia sẻ đến các bạn. Nếu các bạn học sinh có đam mê, tâm huyết với ngành học này thì hãy tự tin ứng tuyển vào những ngôi trường mà mình yêu thích. Xin chúc các bạn sẽ luôn thành công và tiến xa hơn nữa trên con đường học tập ngành Kỹ thuật nhiệt của mình.


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét