Header Ads

Ngành Kỹ thuật hàng không là gì? Có dễ xin việc không?

Một trong những ngành khá mới mẻ ở nước ta đó chính là ngành Kỹ thuật hàng không. Kỹ thuật hàng không là ngành khoa học công nghệ chuyên nghiên cứu, phát triển và bảo đảm về các yếu tố kỹ thuật cho máy bay và các phương tiện bay một cách trực tiếp. Ngành Kỹ thuật hàng không đào tạo ra những tiếp viên, kỹ thuật viên, chuyên viên, quản lý rất chuyên nghiệp, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của xã hội. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ngành này qua bài viết sau đây nhé!

1. Ngành Kỹ thuật hàng không là gì?

Kỹ thuật hàng không là ngành đào tạo những nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ cao trong hoạt động thiết kế, sửa chữa, bảo trì, khai thác phương tiện máy bay cũng như những loại trang thiết bị phục vụ cho công tác bay, thuộc nhiều nhóm như: Cơ khí, thủy khí, động cơ sức đẩy, khí động lực và trang thiết bị tại mặt đất.

Ngành Kỹ thuật hàng không gồm có hai mảng độc lập với nhau đó là Kỹ thuật hàng không thuộc về dân dụng và Kỹ thuật hàng không dành cho vũ trụ. Kỹ thuật hàng không dân dụng với mục đích thiết kế và sản xuất ra các loại máy bay để sử dụng trong môi trường bầu khí quyển của Trái Đất.

Trong khi Kỹ thuật hàng không chuyên về vũ trụ sẽ nghiên cứu chủ yếu về các loại tàu du hành hoặc những loại vệ tinh nhân tạo, mục đích để sử dụng bên ngoài môi trường bầu khí quyển.

Ngành Kỹ thuật hàng không hiện nay rất phát triển

Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật hàng không sẽ được đào tạo hệ thống kiến thức về các môn khoa học cơ bản, cơ khí công nghệ. Các bạn cũng sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng thực hành chuyên môn, đủ năng lực để áp dụng kiến thức cho mục đích vận hành, bảo trì, thiết kế cũng như triển khai các hệ thống, thiết bị máy móc liên quan đến lĩnh vực Cơ khí hàng không.

Các môn học của ngành Kỹ thuật hàng không bao gồm cơ học chất lưu, cơ học vật thể rắn, điều khiển tự động, sức bền của các loại nguyên vật liệu,… Sinh viên còn được trang bị năng lực tự học hỏi, tìm kiếm, nghiên cứu, khả năng giải quyết các vấn đề một cách linh hoạt, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo cùng sự thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành.

Ngành Kỹ thuật hàng không sẽ đào tạo nên những người kỹ sư có tay nghề điêu luyện với khối kiến thức sâu rộng, có chất lượng cao cùng kỹ năng vững chắc trong một số hoạt động có liên quan sau đây:
  • Công tác quản lý, vận hành, khai thác và sửa chữa máy bay.
  • Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, thiết kế, sản xuất máy bay tầm cỡ nhỏ và các phương tiện giao thông có khả năng bay lượn trên bầu trời.
  • Ứng dụng công nghệ hàng không hiện đại vào lĩnh vực hàng hải, điều khiển tự động, xây dựng, cơ khí,...

2. Nhu cầu lao động của ngành Hàng không

Mỗi năm, ngành kỹ thuật hàng không thuộc bộ môn kỹ thuật hàng không, đào tạo trung bình khoảng xấp xỉ sinh viên tại mỗi trường đại học. Họ có thể công tác theo 3 lĩnh vực khác nhau. Đến nay, gần 600 kỹ sư lành nghề đã được đào tạo và đóng góp rất nhiều cho lĩnh vực hàng không ở Việt Nam.

Theo số liệu thống kê gần đây nhất, khoảng 30% số lượng sinh viên chọn hướng du học, 30% làm việc tại các hãng hàng không nổi tiếng như Vietnam Airlines, VietJet, Jetstar Pacific.

Ngoài ra, còn có nhiều bạn được làm việc trong Công ty Trực thăng miền Nam, Công ty TNHH Dịch vụ bảo dưỡng máy bay thuộc Cảng hàng không miền Nam,…

Và trên 30% số sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hàng không  còn lại làm việc trong các công ty có liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật hàng không. Ngành hàng không hiện nay vẫn tuyển dụng liên tục. Tuy nhiên, với số lượng đầu ra không nhiều, nguồn nhân lực thực tế không đủ cung cấp cho các hãng hàng không có nhu cầu (Theo nhận định của Tiến sĩ Trần Tiến Anh, chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không).

Nhu cầu xã hội đối với ngành Kỹ thuật hàng không là rất lớn

Trước tình hình mở rộng của ngành hàng không thế giới cũng như Việt Nam, các hãng máy bay quốc tế đến nước ta ngày càng nhiều thì nhu cầu về vấn đề bảo trì, bảo dưỡng ngày càng tăng cao. Các hãng này thường thuê những người kỹ sư Việt Nam để tiện lợi cho công tác bay và tinh giảm chi phí kinh tế.

Đối với một chiếc máy bay, đội ngũ kỹ sư cần thiết có thể lên đến hàng trăm người. Hơn nữa, những kỹ sư công tác trong các lĩnh vực liên quan đến ngành hàng không còn có cơ hội làm việc tại các công ty bên ngoài ngành, làm công tác tính toán thông qua thao tác sử dụng các phần mềm thiết kế hoặc mô phỏng.

Kỹ sư hàng không còn có thể vận dụng những khối kiến thức về kết cấu, cơ học chất lưu, vật liệu cho mục đích thiết kế, lắp đặt hệ thống đường cống tại các công ty. Tương tự, họ có cơ hội công tác trong ngành dầu khí với nhiệm vụ nghiên cứu hoạt động đóng giàn khoan có sức bền phù hợp, chịu đựng được tác động của nước,…

3. Các khối tuyển sinh vào ngành Kỹ thuật hàng không

Mã ngành Kỹ thuật hàng không: 7520120. Các tổ hợp môn xét tuyển bao gồm:
  • Khối A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • Khối A01 (Toán, Vật Lý, Sinh Học)
  • Khối D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

Theo đó, điểm chuẩn ngành Kỹ thuật hàng không năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng từ 19 đến 22 điểm tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường cụ thể.

4. Các trường có đào tạo ngành Kỹ thuật hàng không 

Hiện nay ở Việt Nam, danh sách những trường có đào tạo ngành Kỹ thuật hàng không bao gồm:
  • Học viện Hàng không Việt Nam
  • Học viện Phòng không - Không quân
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

5. Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật hàng không

Hiện nay, nhu cầu di chuyển bằng phương tiện máy bay của con người ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, cơ hội việc làm và phát triển của ngành hàng không ở nước ta ngày càng đa dạng và rộng mở. Nếu chọn học ngành này, sinh viên sẽ không lo đến tình trạng thất nghiệp.

Những công việc mà các bạn tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hàng không có thể đảm nhận bao gồm:
  • Kỹ sư sửa chữa, bảo dưỡng làm việc trong các hãng hàng không nội địa và quốc tế, các sân bay nội địa và quốc tế, các cụm cảng hàng không,...
  • Kỹ sư thiết kế và vận hành công tác tại các công ty dịch vụ chuyên về Kỹ thuật hàng không, các phòng ban kỹ thuật, thiết kế, các công ty sản xuất và các công ty dịch vụ kỹ thuật.
  • Kỹ sư nghiên cứu tại các viện nghiên cứu và phát triển chuyên về cơ khí động lực, các trường có giảng dạy ngành hàng không trong nước và ngoài nước.
  • Kỹ sư hàng không đảm nhận chuyên môn về công tác nghiên cứu, phát triển, thiết kế, bảo trì và kiểm tra các loại máy bay dân dụng, quân sự, vệ tinh.
  • Chuyên viên nghiên cứu hàng không thực hiện hoạt động nghiên cứu để tìm ra những vật liệu, công nghệ, hệ thống hoặc thiết bị máy móc hiện đại nhằm phục vụ cho lĩnh vực hàng không.
  • Chuyên viên thiết kế hàng không, giữ vai trò chính trong công tác thiết kế các bộ phận hoặc hệ thống của những chiếc máy bay hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp, công ty chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến kỹ thuật hàng không.
  • Chuyên viên bảo dưỡng hàng không chuyên kiểm tra và bảo trì toàn bộ hệ thống máy bay, đảm bảo mọi chi tiết của máy bay đều có thể hoạt động ổn định và suôn sẻ.


Kỹ sư Kỹ thuật hàng không

6. Mức lương ngành Kỹ thuật hàng không

Mức lương của những người làm trong ngành Kỹ thuật hàng không tương đối cao so với mặt bằng mức lương chung của nhiều ngành khác. Trung bình mức lương của một nhân viên dao động từ 10 đến 15 triệu/tháng, nếu ở cấp quản lý cao hơn thì mức lương của bạn sẽ dao động từ 20 đến 30 triệu/tháng.

7. Những tố chất phù hợp để theo đuổi ngành Kỹ thuật hàng không

Để theo học và thành công ngành Kỹ thuật hàng không, các bạn cần sở hữu cho mình những tố chất sau đây:
  • Có  năng lực vận dụng các hệ thống kiến thức về Toán học, khoa học và công nghệ vào những khía cạnh thực tiễn.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt, yêu thích làm việc và hoạt động đội nhóm.
  • Có năng khiếu nhất định về ngoại ngữ, tin học.
  • Siêng năng, kiên trì và có tính chịu khó.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao, chịu được những áp lực nhất định của công việc.
  • Cẩn thận, sáng tạo đi đôi với sự tỉ mỉ, khéo léo.

Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành Kỹ thuật hàng không mà bài viết muốn chia sẻ đến các bạn. Nếu như sau khi đọc qua bài viết này, các bạn cảm thấy yêu thích ngành Kỹ thuật hàng không, muốn trở thành những kỹ sư kỹ thuật hàng không trong tương lai thì hãy ứng tuyển vào ngôi trường mà mình yêu thích nhé!


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét