Header Ads

Ngành chăn nuôi học gì? Tổng quan về ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi ở nước ta là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền nông nghiệp nước nhà, cũng như là một thành phần chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam. Tình hình chăn nuôi ở nước ta phản ánh thực trạng chăn nuôi, tình hình sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật và tình hình thị trường liên quan trong nước và vùng lân cận. Vậy học ngành Chăn nuôi có thú vị hay không? Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

1. Giới thiệu sơ lược về ngành Chăn nuôi

Chăn nuôi là một ngành chủ đạo của nền nông nghiệp hiện đại, với hoạt động chính là nuôi lớn vật nuôi để sản xuất ra những thành phẩm như: thực phẩm, lông, và sức kéo. Sản phẩm từ ngành Chăn nuôi có vai trò cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho cuộc sống, cho sinh hoạt của xã hội con người nói chung.

Ngành Chăn nuôi

Trong nền kinh tế - xã hội hiện nay, ngành chăn nuôi có vai trò:
  • Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ
  • Cung cấp sức kéo phục vụ cho nhu cầu lao động
  • Cung cấp các nguyên liệu cho những ngành khác như công nghiệp, y học hóa học,...
  • Cung cấp nguồn hàng hóa cho nhu cầu xuất khẩu
  • Tận dụng các phế phẩm của ngành Chăn nuôi cho các ngành công, nông nghiệp khác nói chung.

Chăn nuôi giữ vai trò khá quan trọng trong mục tiêu gia tăng thu nhập ở các khu vực nông thôn nước ta, phần lớn là nguồn thu từ hoạt động chăn nuôi lợn và gia cầm với quy mô hộ gia đình.

Sản phẩm từ các hộ chăn nuôi chiếm đến khoảng 70% sản lượng thực phẩm ngành chăn nuôi cung cấp cho trên 84 triệu người dân tại Việt Nam. Thực tế này chứng tỏ rằng tiềm năng phát triển của ngành nghề chăn nuôi chuyên nghiệp, quy mô ở nước ta là rất khả quan, là cơ hội tuyệt vời cho những ai có niềm đam mê theo đuổi nghề chăn nuôi.

Theo học ngành Chăn nuôi, sinh viên sẽ được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu những kiến thức về:
  • Chăn nuôi lợn
  • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi trâu bò
  • Vệ sinh chăn nuôi
  • Các giống vật nuôi
  • Hóa sinh động vật
  • Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi
  • Sinh lý động vật
  • Di truyền động vật.

Đồng thời, bạn cũng sẽ được rèn luyện những kỹ năng như:
  • Tổ chức sản xuất
  • Nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào hoạt động sản xuất
  • Hiểu biết về công tác phòng bệnh gia súc, gia cầm
  • Nghiên cứu nhằm mục tiêu cải tiến các giống gia súc tại bản địa
  • Khảo sát khả năng thích nghi của nhiều giống gia súc, gia cầm nhập nội
  • Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong nuôi dưỡng động vật (gia súc, gia cầm, những động vật có giá trị kinh tế cao)
  • Nghiên cứu sử dụng chất thải trong ngành Chăn nuôi để tạo ra năng lượng
  • Nghiên cứu và ứng dụng lĩnh vực công nghệ sinh học trong mục tiêu nâng cao năng suất của vật nuôi.

Trong ngành Chăn nuôi thì con giống, dinh dưỡng đi đôi với quản lý vấn đề về vệ sinh chuồng trại là những yếu tố chủ đạo nhất đối với người nuôi. Những yếu tố này là cả một quá trình rất dài cho việc học tập, đầu tư, tích lũy kinh nghiệm và đào tạo huấn luyện một cách chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, ngành Chăn nuôi ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số bất cập và nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác quản lý cũng như công tác thị trường. Hạn chế của ngành Chăn nuôi nước ta vẫn là quy mô vẫn còn nhỏ, năng suất chưa cao, lệ thuộc nhiều vào nguyên liệu, vào con giống, kỹ thuật và phụ thuộc không nhỏ vào thị trường của nước ngoài. Bên cạnh đó, sức cạnh tranh còn yếu cũng như việc sử dụng các chất kháng sinh, chất cấm, chất độc trong chăn nuôi và tiêu dùng còn ở mức cảnh báo.

2. Nhu cầu xã hội và triển vọng nghề nghiệp đối với ngành Chăn nuôi

Trong các đợt tuyển sinh những năm gần đây, các thống kê cho thấy, ngành nông - lâm - ngư được không nhiều thí sinh quan tâm. Tuy nhiên, nhóm ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm bởi vì nước ta đầu tư ngày càng lớn, đặc biệt là các ngành Chăn nuôi và Thú y nhằm mục tiêu thúc đẩy hoạt động sản xuất, góp phần cho sự phát triển nền nông nghiệp chung của cả nước.

Đối với chuyên ngành Công nghệ sản xuất động vật (thuộc ngành Chăn nuôi)

Cung cấp nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn cao về chăn nuôi, bao gồm thực hiện các hoạt động chuyên môn tại phòng thí nghiệm, xây dựng và thực hiện, chỉ đạo thực hiện các quy trình chăn nuôi cho các sinh vật nông nghiệp, có chuyên môn cao về di truyền giống, thức ăn dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi đối với các vật nuôi nông nghiệp, hiểu biết về thị trường chăn nuôi.

Chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi

Đồng thời, ngành Chăn nuôi cũng cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức cao về tiếp thị, giao tiếp, có kiến thức về một số chuyên ngành liên quan gần với chăn nuôi như các bệnh thông thường của vật nuôi, chăn nuôi thú cảnh, chăn nuôi thủy sản, trồng trọt.

Chuyên ngành này cũng cung cấp nguồn nhân lực hội tụ những kỹ năng như: 
  • Kỹ thuật phòng thí nghiệm liên quan đến công tác chăn nuôi, nhất là về lĩnh vực di truyền giống, thụ tinh nhân tạo và phân tích thức ăn.
  • Tự thiết kế, thực hiện thí nghiệm chuyên ngành chăn nuôi.
  • Thực hiện, chỉ đạo việc thực hiện các quy trình chăn nuôi tại các trại chăn nuôi.
  • Sử dụng máy vi tính với các phần mềm ứng dụng văn phòng và phần mềm phân tích thống kê cho các công tác lưu trữ dữ liệu, phân tích, thống kê, lập báo cáo, trình bày báo cáo,... liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi nói chung.


Đối với chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Cung cấp những kỹ sư chăn nuôi có kiến thức chuyên sâu về khoa học dinh dưỡng động vật, nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ hiện đại trong tổ hợp và sản xuất thức ăn chăn nuôi một cách khoa học.

- Bên cạnh đó là sự am hiểu về công tác giống, công tác kỹ thuật chăn nuôi, thiết kế hệ thống chuồng trại, vệ sinh thú y,… Tất cả nhằm góp phần tăng năng suất của vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sức cạnh tranh sôi nổi trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn thế giới.

- Đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về di truyền giống, kỹ thuật nuôi dưỡng, quản lý sản xuất. Có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về dinh dưỡng ở các loài động vật nông nghiệp và động vật thủy sản.

Chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Nghiên cứu và kết hợp khẩu phần cũng như sử dụng các dây chuyền công nghệ tự động, sử dụng các thiết bị chuyên nghiệp trong phân tích chất lượng nguyên liệu chế biến và thành phần của thức ăn chăn nuôi

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tài chính kế toán, kỹ thuật và hoạch định những kế hoạch, chiến lược kinh doanh.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi sau khi ra trường sẽ có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:
  • Nghiên cứu viên tại các trường cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu
  • Sản xuất, kinh doanh, quản lý công tác chăn nuôi tại các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn cho vật nuôi.
  • Làm việc tại các công ty kinh doanh về lĩnh vực thuốc thú y.
  • Nhân viên tại các công ty sản xuất và kinh doanh có liên quan đến chăn nuôi thú y.
  • Chuyên viên tại các trạm khuyến nông, các phòng nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương, các trại chăn nuôi
  • Tự thành lập và điều hành trang trại, kinh doanh tự do trong lĩnh vực chăn nuôi.


3. Những tố chất cần thiết để theo học ngành Chăn nuôi

Một số tố chất cần có khi học sinh muốn theo đuổi ngành Chăn nuôi:
  • Yêu thích công việc chăm sóc vật nuôi, chăm sóc cây trồng
  • Có khả năng nhớ tên cũng như phân loại các loài động vật, thực vật một cách chính xác
  • Yêu thích các hoạt động ngoài trời (chẳng hạn như cắm trại, làm vườn, lặn biển, lội sông, leo núi,...)
  • Có niềm đam mê với công việc thu thập thông tin, nghiên cứu sự đa dạng và muôn màu của thiên nhiên
  • Yêu thích xem các chương trình truyền hình, những thông tin truyền thông về thế giới tự nhiên
  • Học tập khá giỏi các môn khoa học tự nhiên lẫn xã hội như Hóa học, Sinh học, Địa lý.


4. Những trường có đào tạo chuyên ngành Chăn nuôi ở nước ta

Danh sách một số trường có đào tạo chuyên ngành chăn nuôi ở nước ta bao gồm:

Khu vực miền Bắc:
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang
  • Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Hải Dương
  • Đại học Tây Bắc
  • Đại học Tân Trào

Khu vực miền Trung:
  • Đại học Vinh
  • Đại học Nông lâm - Đại học Huế
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Hồng Đức

Khu vực miền Nam:
  • Phân hiệu Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
  • Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học An Giang
  • Đại học Bạc Liêu


5. Mức lương của nhân viên làm trong ngành Chăn nuôi

Trong các ngành thuộc nhóm ngành nông nghiệp nói chung, ngành Chăn nuôi được đánh giá cao với mức lương rất hậu hĩnh. Mức lương của ngành tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, nơi làm việc, năng lực chuyên ngành,… Mức lương chủ yếu của ngành Chăn nuôi dao động từ 6 đến 15 triệu/ tháng. Riêng với những người tham gia kinh doanh chăn nuôi, mức lương có thể lên đến trên 20 triệu mỗi tháng.

Kinh doanh chăn nuôi có thể kiếm được hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, chắc hẳn các bạn đủ hiểu được ngành Chăn nuôi là một ngành khá thú vị và không hề nhàm chán như nhiều  người đã nghĩ đúng không nào? Vì vậy, nếu cảm thấy mình có những tố chất phù hợp với ngành này thì tự tin dự tuyển vào những ngôi trường mà mình yêu thích nhé!


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét