Header Ads

Ngành Kiểm toán làm gì? Làm kiểm toán có giàu không?

Ngành kiểm toán là một trong những ngành đầy tiềm năng cho các bạn trẻ trong thời kỳ đất nước hội nhập như hiện nay. Ngành Kế toán và Kiểm toán là hai ngành cung cấp những nguồn nhân lực rất quan trọng cho vấn để tài chính, liên quan đến tiền bạc của một tổ chức, công ty. Vậy ngành Kiểm toán có gì đặc biệt? Có hấp dẫn hay không? Ra trường có dễ xin việc làm không? Bài viết sau đây sẽ trình bày rõ ràng những vấn đề này.

1. Đôi nét tổng quát về ngành Kiểm toán

Kiểm toán là một lĩnh vực chuyên nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản thường niên của một tổ chức. Công việc này thường do một cá nhân độc lập, đủ trình độ được gọi là kiểm toán viên tiến hành nhằm khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh chính xác tình hình tài chính thực tế. Đồng thời không bao che cho sự gian lận, tiêu cực.

Kiểm toán là xác minh và trình bày những ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính của một công ty, doanh nghiệp, một tổ chức nào đó bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật chuyên nghiệp của một người kiểm toán. Công việc này do những người kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ đủ tiêu chuẩn, thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý, pháp luật có hiệu lực.

Ngành Kiểm toán

Kiểm toán sẽ sử dụng các phương pháp đối chiếu, logic, phương pháp diễn giải thông tin, quan sát, kiểm kê, điều tra, thử nghiệm để xác minh tính trung thực của tất cả những tài liệu. Đi  đôi với đó là tính pháp lý của các báo cáo tài chính của một tổ chức, công ty hay doanh nghiệp nào đó.

Ngày nay, một người kiểm toán viên sẽ có trình độ làm việc gần giống với kế toán, chỉ khác nhau ở chỗ kế toán làm công tác hạch toán chi tiêu, người kiểm toán sẽ làm công tác kiểm tra, xác minh tính trung thực và hợp lý của những báo cáo tài chính đó.

Kiểm toán giúp những người quan tâm có được những nguồn thông tin chân thực nhất về tình hình tài chính của một công ty. Trong khi kế toán đơn giản hơn là thực thi tình hình chi tiêu hàng ngày, tổng kết báo cáo hàng tháng cho một công ty,

Kiểm toán là một nghề khá mới mẻ và đầy sự thú vị. Ngành này đòi hỏi nhân viên kiểm toán sau khi hoàn thành công việc tại một công ty, doanh nghiệp, họ sẽ lại phải làm việc tiếp tục với những báo cáo tài chính ở những đơn vị khác. Đây chính là tố chất rất cần thiết của một người kiểm toán viên.

2. Nhu cầu xã hội đối với ngành Kiểm toán

Theo dự báo của VietnamWorks - trang tuyển dụng trực tuyến lớn nhất ở nước ta, trong danh sách top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất năm 2019 có sự xuất hiện của nghề kiểm toán. Sự trở lại ngoạn mục này đã đánh dấu gần 10 năm vắng mặt trong nhóm nghề có nhu cầu tuyển dụng cao của nghề kiểm toán.

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã  có những bước phát triển đầy sôi động sau 25 năm thành lập, 30 năm đổi mới và cải cách theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Những người làm nghề kiểm toán ở nước ta vui mừng và tự hào, vì đã có những đóng góp rất ý nghĩa vào sự thành công chung của nền kinh tế. 

Kiểm toán nhà nước

Nước ta đang trong quá trình hội nhập thế giới mạnh mẽ, nhu cầu cung cấp các dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn về định giá, thuế,... ngày càng cao. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, yêu cầu về sự minh bạch công bố thông tin kế toán ở các Báo cáo tài chính luôn đòi hỏi phải có sự xác nhận của kiểm toán viên.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia dự đoán, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán rất lớn, đặc biệt là những nhân lực trình độ đại học, có kiến thức chuyên môn vững, có kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp.

3. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kiểm toán

Sau khi tốt nghiệp ngành Kiểm toán, sinh viên có cơ hội làm việc trong các bộ phận kiểm toán trong các công ty, tại các cơ quan của nhà nước, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Hoặc có thể trở thành những cán bộ nghiên cứu, giảng viên chuyên giảng dạy về kiểm toán, làm kế toán tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán, kế toán nói chung.

Với mức lương rất hấp dẫn cùng những cơ hội phát triển lạc quan trong nghề, kiểm toán vẫn là một trong những ngành thu hút đông đảo thí sinh nhất hiện nay.

Ở nước ta, có rất nhiều công ty kiểm toán được thành lập với khoảng trên 30 trụ sở văn phòng hoạt động trên cả nước, 5 công ty được đầu tư bởi 100% vốn nước ngoài, 2 công ty liên doanh và nhiều loại hình công ty khác của Việt Nam.

Kiểm toán viên

Trong đó có thể nhắc đến những công ty kiểm toán hàng đầu như Big4, công ty Kiểm toán An Việt, hãng Kiểm toán AASC,...  Trong vòng 10 năm tới, Bộ Tài Chính đề ra mục tiêu tăng số lượng các công ty kiểm toán lên đến 100 công ty với gần 20.000 kiểm toán viên.

Nghề kiểm toán đang mở ra những cơ hội việc làm đầy triển vọng cho đông đảo bạn trẻ yêu thích những con số và thích thử thách chính mình. Nhưng trước hết, các bạn nên nhớ rõ nghề Kiểm toán rất quan trọng bằng cấp và kinh nghiệm. Vì thế, công việc này yêu cầu các bạn nên có bằng tốt nghiệp đại học.

Tiếp theo, để có được những kỹ năng và kiến thức kiểm toán thực tế, bạn nên đi học thêm hoặc tự tìm hiểu một số môn sau đây: Kế toán, Thuế, Tiếng Anh chuyên ngành Kiểm toán,. Đặc biệt, nếu được học trên những tình huống thực tế và trải nghiệm những bước làm việc của một kiểm toán viên có kinh nghiệm thì các bạn nên đăng ký học những khóa cần thiết như Kiểm toán viên chuyên nghiệp.

Nếu các bạn đủ tự tin mình có vốn ngoại ngữ nhất định, vững vàng về kiến thức kế toán, có thể đương đầu với những áp lực, dễ thích nghi được với cuộc sống, có khả năng làm việc nhóm… và những tố chất cần thiết khác thì việc trở thành một kiểm toán viên đầy tài năng cho một công ty lớn là rất đơn giản.

4. Mức thu nhập của một Kiểm toán viên

Mức lương của những công ty kiểm toán rất ổn định. Tuy khởi đầu ở mức tương đối nhưng sau khi làm việc một thời gian, mức lương của những Kiểm toán viên sẽ tăng bậc khá nhanh.

Mức thu nhập của một Kiểm toán viên

Chưa kể nếu các bạn làm tốt thì nhiều khoản đánh giá, thưởng nóng sẽ rất tốt. Nếu bạn muốn có dư giả với nghề kiểm toán, bạn phải phấn đấu lên được chức danh partner, chủ phần của các công ty lớn.
Còn nếu bạn chỉ là người quản lý thì cũng chỉ nằm ở mức khá giả, chứ không giàu có như là công việc kinh doanh. Nếu các bạn đã được làm partner thì thu nhập cũng rất hậu hĩnh. Tuy nhiên, bạn nên nhớ là partner phải chịu trách nhiệm rất nhiều về quyết định kiểm toán mà mình đã đưa ra.

5. Những trường có đào tạo ngành Kiểm toán uy tín ở nước ta

Khu vực miền Bắc
  • Đại học Ngoại thương Hà Nội
  • Học viện Tài chính
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Học viện Ngân Hàng
  • Đại học Thương Mại Hà Nội
  • Đại học Giao thông vận tải Hà Nội

Khu vực miền Trung
  • Đại học Kinh tế của trường Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kinh tế, trường Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế Nghệ An

Khu vực miền Nam
  • Đại học Ngoại thương TP.HCM
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Ngân hàng TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Tài Chính Marketing
  • Đại học Giao thông vận tải (phía Nam)
  • Cao đẳng Tài chính Hải quan
  • Cao đẳng Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ

6. Những tố chất cần có để thành công trong ngành Kiểm toán

Để theo đuổi thành công và thuận lợi ngành Kiểm toán, các bạn nên hội tụ những tố chất sau:
  • Yêu thích sự tính toán, yêu thích việc tiếp xúc thường xuyên với những con số.
  • Có tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực.
  • Có khả năng chịu được áp lực công việc tốt.
  • Không ngại vất vả vì công việc kiểm toán sẽ phải thường xuyên đi công tác xa.
  • Có tính cách năng động, hoạt bát.
  • Có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và thông cảm với đồng nghiệp.

Trên đây là những thông tin mà bài viết muốn cung cấp đến bạn đọc về ngành Kiểm toán. Hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề khá hấp dẫn và đầy triển vọng này. Mến chúc các bạn sẽ trở thành những kiểm toán viên thành công và có mức thu nhập cao.


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét