Header Ads

Định hướng nghề nghiệp cho nhóm ngành Nghệ thuật

Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những giá trị vật chất hoặc phi vật thể mang những nét độc đáo về thẩm mỹ, mang bản sắc văn hóa, làm rung động trái tim của những người thưởng thức. Một ngành nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật luôn mang đến cho đời những cảm xúc đan xen khó tả. Ngày nay, nhu cầu theo học ngành nghệ thuật của học sinh ngày càng phát triển. Vì thế, chưa bao giờ ngành nghệ thuật lại sôi nổi như tình hình thực tế hiện nay.

1. Khái niệm về ngành nghệ thuật

Nghệ thuật là một loạt những hoạt động đa dạng của con người, đồng thời cũng là những sản phẩm do những hoạt động ấy tạo nên. Một tấm bằng về nghệ thuật thuộc lĩnh vực hành chính hoặc lịch sử sẽ mang lại cho chúng ta nhiều sự lựa chọn cho công việc sắp tới của mình.

Những kiến thức chủ yếu mà bạn sẽ tích lũy được trong quá trình học ngành nghệ thuật là nghệ thuật về lịch sử, những văn hóa nghệ thuật đặc trưng trên thế giới…

Ngành nghệ thuật

Khi ra trường, với tấm bằng tốt nghiệp ngành nghệ thuật, bạn sẽ có thể đưa ra những phân tích khách quan đối với bất cứ một tác phẩm kiến trúc, điêu khắc hay hội họa nào. Đây thực sự là một ngành học dành cho những ai muốn được phát triển trong những vấn đề liên quan đến cái đẹp của cuộc sống, đến nền văn hóa.

2. Nhu cầu xã hội của ngành nghệ thuật hiện nay

Theo thống kê chung của các trường nghệ thuật, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành nghệ thuật và tìm được việc làm chiếm hơn 85% mỗi năm. Ngay từ khi các em đang học, nhiều bạn đã được rất nhiều công ty đến trường phỏng vấn và thử việc. Trong đó có cả những công ty đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp nhận nhân viên làm việc tại Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập sôi nổi của thời đại công nghệ, kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, nhiều mô hình khởi nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đã ra đời.

Sinh viên thuộc khối ngành nghệ thuật có rất nhiều cơ hội việc làm trong tương lai do số người ra trường hằng năm chỉ khoảng 100 người. Thuận lợi đối sinh viên theo học ngành nghệ thuật là có nhiều sản phẩm cụ thể, thu hút đông đảo các nhà sưu tập, các đơn vị tuyển dụng.

Theo khảo sát chung thì mức thu nhập bình quân của sinh viên tốt nghiệp ngành nghệ thuật khoảng trên dưới 10 triệu đồng tùy thuộc vào vị trí việc làm và tính chất công việc.

Trong vài năm trở lại đây, đã có rất nhiều đơn vị đăng liên tục các thông tin tuyển dụng cùng với những mức lương hậu hỷ nhưng chưa thu hút được nhiều bạn sinh viên. Tình hình thực tế là phần lớn sinh viên vẫn chưa nắm bắt được điều này.

3. Những tố chất cần có của một người muốn theo đuổi ngành nghệ thuật


Năng khiếu về thẩm mỹ

Năng khiếu thẩm mỹ được hiểu đơn giản là khả năng xác định độ thẩm mỹ, cái đẹp của một đối tượng nhìn từ quan điểm cá nhân và những yếu tố khách quan khác như xu hướng, môi trường, thời đại, hoàn cảnh,... Đây là tố chất rất cơ bản để học sinh theo đuổi ngành nghệ thuật.

Nếu như cảm nhận được nét đẹp trong phong cách ăn mặc, thích bình phẩm những vấn đề thẩm mỹ xung quanh bạn, hoặc thường để ý đến hình ảnh, bố cục, thần thái, sắc màu,... của sự vật xung quanh thì bạn là người có khiếu thẩm mỹ hoặc đang tiềm ẩn năng khiếu ấy.

Sự nhạy cảm

Nếu muốn theo đuổi và thành công trên con đường nghệ thuật nói chung, cảm xúc là yếu tố khá quan trọng góp phần tạo nên nét đặc trưng trong tài năng của bạn.

Dù có cùng suy nghĩ và quan điểm nghệ thuật, nhưng sự nhạy cảm trong tâm hồn, trong tính cách sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với những người khác và trở thành một nhân tố đáng được quan tâm.

Học ngành nghệ thuật cần phải có tâm hồn nhạy cảm

Nếu bạn dễ nhạy cảm, dễ rung động với một cái gì đó mang nét thẩm mỹ thì bạn đang chất chứa những khát khao muốn được diễn đạt cái đẹp cũng như khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ của chính mình.

Bắt kịp xu hướng

Nói đến xu hướng, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến một xu thế nào đó xuất hiện và biến mất trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, xu thế bền vững là sự biểu hiện mang tính thời đại, phản ánh được sự tiến bộ của xã hội.

Vì vậy, người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật phải bắt kịp đà phát triển của xã hội. Nếu làm được điều đó, các bạn mới ứng dụng được những gì hiện đại nhất của thời thế để sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật phù hợp, khoa học, được cộng đồng đón nhận.

Nếu bạn có khả năng sớm nhận ra những trào lưu, những xu thế mới mẻ của xã hội, hoặc sử dụng Internet với tần suất thường xuyên để khám phá thế giới xung quanh, để nắm bắt diễn biến của xã hội, điều đó đồng nghĩa là bạn có khả năng bắt kịp xu hướng của thời đại.

Có niềm đam mê và sự nhiệt huyết

Nếu bạn có sự đam mê và một tinh thần đầy nhiệt huyết thì việc thành công trên con đường nghệ thuật là rất khả thi. Khi có niềm yêu thích lớn lao dành cho nghệ thuật, bạn sẽ bù đắp được những khiếm khuyết của mình, phát huy được những ưu điểm và gặt hái được nhiều thành công.

4. Những trường đào tạo ngành nghệ thuật uy tín ở nước ta

Hiện nay, những trường đang có đào tạo sinh viên học ngành nghệ thuật uy tín ở nước ta bao gồm:
  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Hà Nội)
  • Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội (Hà Nội)
  • Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội)
  • Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội (Hà Nội)
  • Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Hà Nội)
  • Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội)
  • Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc (Hòa Bình)
  • Học viện Âm nhạc Huế (Thừa Thiên Huế)
  • Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (Đồng Nai)
  • Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
  • Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
  • Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh(TP.HCM)
  • Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)

Theo thống kê chung, điểm đầu vào của ngành nghệ thuật ở các trường trong cả nước dao động từ 17,00 đến 24,00 điểm. Trong đó, tùy vào chuyên ngành các bạn lựa chọn mà điểm chuyên môn sẽ được yêu cầu từ 7,00 đến 8,50 điểm trở lên. Cá biệt có một số ngành điểm đầu vào tương đối thấp, chỉ vào khoảng 13,50 điểm như Đạo diễn truyền hình, Biên đạo múa đại chúng,...

5. Tốt nghiệp ngành nghệ thuật sẽ làm gì và làm ở đâu?

Sau khi tốt nghiệp ngành nghệ thuật, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội làm những công việc như sau:

Làm việc tại các viện bảo tàng trong cả nước

Trong khu vực bảo tàng, bạn có thể làm việc như một curator, chính là người phụ trách công việc hướng dẫn, lựa chọn, quản lý các sản phẩm nghệ thuật để trưng bày.

Hiểu đơn giản hơn, curator là người thường xuyên trao đổi với những họa sĩ, tìm hiểu sâu xa về ý nghĩa của các tác phẩm để từ đó lên kế hoạch cho chương trình triển lãm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc với vai trò là một nhà tư vấn cho các tổ chức, học viện có liên quan đến lĩnh vực này. Sinh viên Hội họa thường xuyên được nhà trường định hướng hoạt động trong những công việc như tư vấn, hướng dẫn nghệ thuật, quản lý và thiết kế phòng trưng bày nghệ thuật,...

Làm tại các báo và tạp chí Văn hóa

Nếu có năng khiếu viết lách, bạn sẽ dễ dàng xin vào làm phóng viên, biên tập viên cho các báo, tạp chí về văn hóa, nghệ thuật. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trang báo về nghệ thuật. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng những nhân viên có năng khiếu viết báo, biên tập bài viết là rất lớn.

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nghệ thuật

Bạn hoàn toàn có thể trở thành một người môi giới nghệ thuật nếu bạn tejo học ngành nghệ thuật, đồng thời có năng khiếu kinh doanh. Với công việc này, bạn không những được làm việc cho các viện bảo tàng mà còn có thể cộng tác với những người sưu tầm tư nhân.

Đây là những người chuyên kinh doanh các tác phẩm nghệ thuật. Tất nhiên, để trụ lại được với công việc này, bạn phải vừa có kiến thức về nghệ thuật, vừa có những mối quan hệ giao tiếp rộng rãi trong xã hội.

Những ngành liên quan đến sân khấu, truyền hình

Bạn hoàn toàn có thể làm việc và gặt hái được nhiều thành công nếu thực sự đam mê và có quyết tâm theo đuổi nghệ thuật thuộc mảng sân khấu, truyền hình.

Phạm vi này rất rộng lớn, bao gồm những công việc như: ca sĩ, nghệ sĩ,. Đạo diễn, diễn viên phim, kịch, cải lương, tuồng, chèo, các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, đậm đà bản chất dân tộc Việt.

Nghề đạo diễn


Lời kết

Nói chung, nghệ thuật là một phạm trù khá rộng lớn, bao gồm đa dạng các ngành nghề nên bạn có thể thoải mái lựa chọn. Hãy xác định thật chính xác niềm đam mê và năng khiếu, khả năng của bản thân để theo đuổi đến cùng. Nhất định bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công và hơn nữa là trở thành nhân vật nổi tiếng được nhiều người biết đến.


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét