Header Ads

Khối B nên học ngành gì dễ xin việc nhất hiện nay?

Khối B - khối học được biết đến với câu nói quen thuộc: Nhất y nhì dược. Thế nhưng, không dừng lại ở đó. Khối B ngày nay được mở rộng thêm với vô số ngành nghề nhờ sự mở rộng tổ hợp môn thi như: B00 (Toán Hóa Sinh), B01 (Toán Sinh Sử), B02 (Toán Sinh Địa),... Do đó, ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để trả lời cho câu hỏi: Khối B nên học ngành gì?

1. Nhóm ngành y dược

Chắc hẳn không ai trong chúng ta ngạc nhiên với điều này, bởi từ lâu nay, y dược luôn được xem như ngành đặc thù với khối này. Đồng thời, đây cũng được xem là nhóm ngành dễ xin việc nhất, được cả xã hội công nhận và tôn vinh. 

Nhóm ngành Y Dược khối B

Tuy nhiên, để xét tuyển vào các trường thuộc nhóm ngành này lại là chuyện không dễ dàng gì. Do đó, nếu bạn có niềm đam mê, hãy theo đuổi đến cùng. Và trong trường hợp bạn không đủ năng lực, bạn cũng có thể chọn các hình thức học tập khác như: Cao đẳng, trung cấp… để nối tiếp đam mê.
  • Mức điểm an toàn: 23-28 điểm
  • Tổ hợp xét tuyển: B00 (Toán Hóa Sinh), B01 (Toán Sinh Sử), B03 (Toán Sinh Văn)... 
  • Các chuyên ngành: Y (Y đa khoa, y học dự phòng, y học cổ truyền,...). Dược (Dược lâm sàn, điều chế thuốc, kiểm nghiệm thuốc, quản lí cung ứng thuốc,...)
  • Các trường đào tạo: ĐH Y dược TP. HCM, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược Cần Thơ, ĐH Y đa khoa Phạm Ngọc Thạch,...

2. Nhóm ngành Tài nguyên - Môi trường

Không phải cứ theo khối B là phải chọn Y Dược, nhất là khi gắn với thực trạng môi trường hiện nay thì ta càng có niềm tin rằng việc nhóm ngành Tài nguyên - Khoáng sản - Địa chất trở nên “khát” nhân lực chỉ là việc sớm muộn. 

Khối B nên học ngành gì dễ xin việc

  • Mức điểm an toàn: 14-19 điểm
  • Tổ hợp xét tuyển: B00 (Toán Hóa Sinh), B01 (Toán Sinh Sử), B04 (Toán Sinh GDCD)...
  • Các chuyên ngành: Môi trường (Quản lí tài nguyên rừng, Bảo vệ thực vật, Lâm sinh, Khoa học môi trường…), Tài nguyên (Quản lí tài nguyên, quản lí trắc địa, bản đồ,,...)
  • Các trường đào tạo: ĐH Bách Khoa, ĐH Tây Bắc, ĐH Mỏ - Địa chất,...

3. Nhóm ngành Công nghệ liên quan Hóa Sinh

Đây là một nhóm ngành đầy mới mẻ, tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức dành cho khối B, mà trong đó nổi trội hơn hết là công nghệ thực phẩm và công nghệ sinh học - 2 ngành nghề được nhận định là “đón đầu xu thế mới”. Tuy đây là ngành mới, nhưng lại có cơ hội việc làm cao bởi tính ứng dụng đa dạng từ kiến thức mà ngành, chuyên ngành mang lại.

Khối B nên học ngành gì? Nhóm ngành Công nghệ liên quan Hóa Sinh

  • Mức điểm an toàn: 19-22 điểm
  • Tổ hợp xét tuyển: B00 (Toán Hóa Sinh)
  • Các chuyên ngành: Bảo quản và chế biến nông sản; Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…
  • Các trường đào tạo: ĐH Công nghệ TPHCM (Hutech), ĐH Công nghiệp, ĐH Công nghệ thực phẩm, ĐH Duy Tân…

4. Nhóm ngành Sư phạm liên quan đến khối B

Nếu bạn vẫn chưa biết khối B nên học ngành gì thì có thể lựa chọn trở thành một giáo viên hay giảng viên. Ngoài trừ việc theo đuổi các ngành sư phạm về Toán, Hóa, Sinh, khối B còn cung cấp cho sĩ tử rất nhiều cơ hội liên quan đến ngành sư phạm như: Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ thiết bị trường học...giúp thí sinh có được sự đa dạng khi lựa chọn.

Nhóm ngành sư phạm khối B

  • Mức điểm an toàn: 18-23 điểm
  • Tổ hợp xét tuyển: B03 (Toán, Sinh, Văn), B04 (Toán, Sinh, GDCD), B05 (Toán, Sinh, KHXH,...)
  • Các chuyên ngành: Sinh học, Tâm lý học giáo dục, Công nghệ thiết bị trường học, Sư phạm sinh học, Chính trị học,...
  • Các trường đào tạo: ĐH Sư phạm TP. HCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Y Dược Cần Thơ, ĐH Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng,...

5. Nhóm ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản

Nếu như trước đây, nhóm ngành này được xem là “đường lui” cho các thí sinh khối B, thì ngày nay lại có rất nhiều thí sinh quan tâm đến ngành này. Có lẽ vì đây là nhóm ngành mang tính chất ứng dụng thực tiễn cao, nên khi ra trường cũng mang theo rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, không chỉ từ các phòng, ban, đơn vị, mà còn là cơ hội khởi nghiệp cho những bạn trẻ đầy đam mê, sáng tạo, nhiệt huyết.

Nhóm ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản

  • Mức điểm an toàn: 15-20 điểm
  • Tổ hợp xét tuyển: phổ biến với tổ hợp B00 (Toán Hóa Sinh)
  • Các chuyên ngành: Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ chế biến lâm sản, chăn nuôi, Nông học, Lâm học, Nuôi trồng thủy sản, Phát triển nông thôn,...
  • Các trường đào tạo: ĐH Nông Lâm, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Lâm nghiệp, ĐH Bách Khoa, ĐH Công nghiệp TP. HCM, ĐH Cần Thơ,...

Chúc các bạn thành công!


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét