Header Ads

Logistics là gì? Học ngành Logistics ra làm gì?

Với tình hình mở cửa hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, ngành Logistics ngày một phát triển và trở thành một công việc đáng mơ ước dành cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, khi nghe đến thuật ngữ Logistics, vẫn còn rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên chưa hiểu Logistics là gì, và thắc mắc học ngành này ra sẽ làm gì? Dưới đây là bài viết tổng quan về ngành Logistics để giúp các bạn có cái nhìn trực quan hơn về lĩnh vực đang rất hot này.

Logistics là gì?

Logistics được hiểu là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa từ nhà cung ứng đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất. Quy trình của Logistics thường bao gồm các nghiệp vụ như: lưu trữ hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, đóng gói bao bì , quản lý kho bãi, xử lý thủ tục hải quan… Nhân viên Logistics sẽ là người trực tiếp tham gia và chịu trách nhiệm cho những công việc trên.

Logistics là gì?

Mục đích của Logicstics là giúp các doanh nghiệp tối ưu quy trình vận chuyển hàng hóa, tiết kiệm chi phí và đưa sản phầm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng. Nếu làm tốt khâu vận chuyển và hậu cần, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản phí rất lớn, góp phần gia tăng lợi nhuận.

Học ngành Logistics ra làm gì?

Đây có lẽ là câu hỏi chung của tất cả các bạn học sinh, sinh viên có mong muốn hoặc đang theo học ngành học đầy thú vị nhưng cũng không ít thách thức này. Hiện nay công việc trong ngành này khá đa dạng, phong phú. Dưới đây là một số lựa chọn cho sinh viên mới ra trường muốn làm trong ngành Logistics.

1. Nhân viên kinh doanh ngành Logistics

Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là một nhân viên bán hàng và sản phẩm trong trường hợp này là dịch vụ Logistics. Bộ phận kinh doanh hay bán hàng chính là linh hồn của doanh nghiệp, trực tiếp đem về lợi nhuận cho các công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển. 

Công việc của một nhân viên kinh doanh Logistics bao gồm:
  • Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vận chuyển, kho bãi, xuất nhập khẩu,...
  • Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tìm kiếm, tạo mối quan hệ với KH mới
  • Giới thiệu với khách hàng các sản phẩm của công ty
  • Thương thảo và ký kết hợp đồng với khách hàng
  • Chăm sóc khách hàng cũ
  • Trả lời các thắc mắc của khách hàng, tư vấn các giải pháp phù hợp

Thu nhập trung bình: 5.000.000 - 10.000.000+ VNĐ phụ thuộc vào doanh số 

2. Nhân viên thu mua

Công việc của một nhân viên thu mua là đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm đầu vào mà công ty mua để phục vụ sản suất, với một mức giá phù hợp. Chính vì vậy một nhân viên thu mua cần trang bị cho mình những hiểu biết sâu sắc về giá thành cũng như chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Họ cũng là những người trực tiếp thỏa thuận với nhà cung ứng để thu mua hàng hóa với mức giá hợp lý nhất.

Logistics là gì? Học ngành Logistics ra làm gì?

Công việc của nhân viên thu mua bao gồm: 
  • Đặt tàu vận chuyển hàng hóa về cảng
  • Thực hiện các thủ tục thanh toán cho người nhận tiền (nhà cung ứng) ở nước ngoài
  • Chuẩn bị hồ sơ thông quan hàng hóa để tham vấn trực tiếp với Hải quan
  • Theo dõi, quản lý tiến độ giao nhận hàng
  • Tiếp nhận thông tin phản hồi và feedback lại cho nhà cung ứng

Thu nhập trung bình: 10.000.000 - 15.000.000 VNĐ


3. Nhân viên chứng từ

Hầu hết các bạn sinh viên năm cuối học ngành Logistics đều hướng mình đến vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu. Đây là công việc đòi hỏi  yêu cầu về chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ không quá cao. Nhiệm vụ của bộ phận chứng từ là đảm bảo các chứng từ xuất - nhập hàng hóa trên tàu phải chính xác, đầy đủ và tuân theo các thủ tục pháp lý trước khi thông qua Hải quan. 

Công việc của nhân viên chứng từ bao gồm: 
  • Thương thảo, đàm phán các hợp đồng xuất nhập khẩu
  • Theo dõi tình hình của các lô hàng xuất nhập khẩu
  • Kiểm tra chứng từ nhập khẩu
  •  Chuẩn bị hồ sơ thông quan hàng hóa
  • Đảm bảo sự ăn khớp giữa hồ sơ với hàng hóa
  • Giải quyết các vấn đề này sinh trong quá trình chuyển hàng tại cảng và cửa khẩu
  • Chuẩn bị bộ chứng từ xuất hàng
  • Tìm hiểu về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa cấp trên yêu cầu

Thu nhập trung bình: 5.000.000 - 8.000.000 VNĐ

4. Nhân viên hiện trường

Nhân viên hiện trường là những người sẽ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tại các cửa khẩu, cảng hàng không, cảng biển,... để xử lý thủ tục và nhận hàng. Đây là công việc đòi hỏi phải thường xuyên làm việc bên ngoài nên sẽ phù hợp với nam hơn là nữ. 

Nhân viên hiện trường Logistics

Công việc của nhân viên hiện trường:
  • Thực hiện thủ tục thông quan, kiểm hóa hàng hóa tại các Chi cục hải quan
  • Trực tiếp giao nhận hàng hóa
  • Giao dịch với khách hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ

Thu nhập trung bình: 5.000.000 - 8.000.000 VNĐ

5. Nhân viên thanh toán quốc tế

Nhiệm vụ của nhân viên thanh toán quốc tế là giúp khách hàng thực hiện thủ tục thanh toán một cách tối ưu nhất bao gồm: mở L/C, chuyển T/T, D/P, kiểm tra bộ chứng từ... Đây là vị trí đòi hỏi vốn tiếng Anh rất tốt kèm theo sự cẩn thận, tỉ mỉ.

Chuyên viên thanh toán quốc tế ngành Logistics

Công việc của nhân viên thanh toán quốc tế:
  • Soạn thảo hồ sơ thanh toán
  • Kiểm tra và theo dõi chi tiết công nợ
  • Lập báo cáo công nợ gửi khách hàng trong nước và nước ngoài
  • Đối chiếu, dò xét dữ liệu, chứng từ về chi phí phát sinh 
  • Thực hiện các thủ tục thanh toán quốc tế.
  • Kiểm tra, theo dõi hóa đơn đầu vào, kê khai Thuế GTGT
  • Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh vào phần mềm kế toán

Thu nhập trung bình: 6.000.000 - 10.000.000 VNĐ

Ngoài các vị trí kể trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics còn có thể làm trong các vị trí như nhân viên giao nhận vận tải, nhân viên kho bãi, nhân viên cảng, nhân viên Hải quan,...

Danh sách các trường đào tạo ngành Logistics tốt nhất

– Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
– Trường ĐH Hàng hải Việt Nam
– Trường ĐH Giao thông vận tải
– Trường ĐH Quốc tế RMIT
– Trường ĐH Quốc tế thuộc ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
– Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

Lời kết

Logistics là một ngành đã xuất hiện tại Việt Nam từ cách đây 30 năm nhưng chỉ mới thực sự bùng nổ về nhu cầu nhân sự trong những năm trở lại đây. Nếu bạn là người năng động, ham học hỏi, lại có vốn ngoại ngữ vừng chắc thì đừng ngần ngại dấn thân vào lĩnh vực đầy tiềm năng này nhé!

Chúc các bạn thành công!

Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét