Header Ads

Sinh viên nên học thêm ngoại ngữ nào?

Việc biết thêm một ngoại ngữ bên cạnh ngôn ngữ chính hoặc tiếng mẹ đẻ là một trong những điều cần thiết của sinh viên hiện nay. Yếu tố thuận lợi này giúp ích cho các bạn rất nhiều khi đi xin việc cũng như phục vụ cho công việc. Vậy thì sinh viên nên học thêm ngoại ngữ nào ngoài tiếng bản xứ? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé các bạn!

Sinh viên nên học thêm ngoại ngữ nào?

1. Xác định sự phổ biến của ngoại ngữ đó trên thế giới – một trong những tiêu chí quan trọng cho việc học thêm ngoại ngữ

Theo tổ chức UNESCO thống kê thì danh sách 10 ngôn ngữ dẫn đầu về số lượng người nói nhất trên thế giới chính là tiếng Trung quan thoại với hơn 908 triệu người. Kế đến là tiếng Tây Ban Nha (hơn 442 triệu người), tiếng Anh (hơn 378 triệu người), tiếng Hindi (hơn 329 triệu người), tiếng Ả Rập (khoảng 290 triệu người), tiếng Bengal (242 triệu người), tiếng Bồ Đào Nha (trên 222 triệu người), tiếng Nga, tiếng Punjab và tiếng Nhật.

Nếu học thêm ngoại ngữ có nhiều người nói trên thế giới sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi cho bạn. Theo tình hình hiện nay, số lượng người nói tiếng Trung rất đông, thêm vào đó là đất nước Trung Quốc phát triển một cách nhanh chóng. Thế nên sinh viên chọn học thêm tiếng Trung sẽ là một sự đầu tư có ý nghĩa cho tương lai. Nếu không đề cập đến sự phổ biến của tiếng Trung thì tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức có số lượng người nói chiếm rất lớn trên thế giới.

2. Dựa vào tiêu chí thuận lợi cho ngành học

Đây là một trong những yếu tố để giúp bạn chọn học thêm ngoại ngữ sao cho phù hợp nhất. Nếu bạn đang học ngành Ngôn ngữ Anh thì chắc chắn, việc trau dồi tiếng Anh là điều tất yếu. Nếu bạn đang học Sư phạm Pháp văn thì bạn nên dành hết thời gian của mình để học tập tiếng Pháp.

Chọn học thêm ngoại ngữ tùy theo ngành học

Trong những trường hợp các bạn không đủ năng khiếu, không đủ sức và thiếu thời gian để học thêm ngoại ngữ thì việc rèn luyện kỹ năng cho một ngoại ngữ mà mình yêu thích nhất, có sở trường nhất là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì nếu chưa nắm vững ngoại ngữ thứ nhất, khi học sang ngoại ngữ thứ 2, bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn ngữ nghĩa cũng như dễ quên ngoại ngữ số 1 hoặc cả 2 ngoại ngữ. Chính vì vậy, bạn đừng đặt tham vọng quá cao là biết nhiều thứ tiếng nhé!

3. Chọn học thêm ngoại ngữ thứ hai cùng hệ với ngoại ngữ thứ nhất

Nếu bạn đã rành ngoại ngữ thứ nhất, bạn có nhu cầu muốn học ngoại ngữ thứ hai thì đó là một điều hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, bạn nên chọn ngoại ngữ cùng hệ với ngoại ngữ thứ nhất nhằm tiết kiệm thời gian và công sức cho việc học.

Nếu ngoại ngữ thứ nhất của bạn là tiếng Anh, thuộc hệ Latin, họ Ấn –  Âu thì bên cạnh tiếng Anh, bạn có thể học thêm tiếng Pháp. Theo thống kê, số lượng từ vựng mà tiếng Pháp vay mượn tiếng Anh dao động từ 25 đến 29. Nhờ vậy, bạn sẽ cảm thấy khá gần gũi với ngoại ngữ số 1 và không rơi vào tình trạng làm lại từ đầu, học hoàn toàn những cái mới mẻ đối với bạn.

Chọn học thêm ngoại ngữ thứ hai cùng hệ

Ngoài ra, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiếng Đức, tiếng Italia,… cũng nằm trong hệ ngôn ngữ Latin. Khi học các ngoại ngữ nằm trong cùng một hệ, bạn sẽ liên hệ được nhiều vấn đề và sinh viên sẽ cảm giảm bớt đi độ khó khi học thêm ngoại ngữ thứ hai.

Nếu năng khiếu ngoại ngữ của của bạn là ngôn ngữ thuộc hệ Slavơ như tiếng Nga, thì bên cạnh việc học tiếng Nga, bạn có thể trau dồi thêm tiếng Bungari, CH Séc, Ba Lan,…

Nếu ngoại ngữ khởi đầu mà bạn học là những tiếng tượng hình tượng thanh thì bạn nên học tiếng Trung trước tiên. Sau khi rành tiếng Trung thì hãy học tiếp tiếng Hàn, tiếng Nhật sẽ giảm bớt sự khó khăn trong việc học nhiều thứ tiếng.

4. Dựa vào tiêu chí nghề nghiệp và địa điểm làm việc của bạn

Học thêm ngoại ngữ dựa vào tiêu chí nghề nghiệp và địa điểm làm việc mang tính khoa học khách quan. Các chuyên gia, cố vấn học tập khuyến khích rằng bạn nên xác định một cách cụ thể hơn, gắn liền với những cơ hội, ích lợi liên quan đến công việc, mức lương cũng như khả năng thăng tiến. Cũng có thể là cơ hội du học đến một quốc gia trên thế giới mà bạn đã từng mơ ước. Chẳng hạn, lựa chọn học ngoại ngữ của các nước đang hợp tác với tần suất cao nhất ở Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,... là một sự lựa chọn thông minh.

Chọn học thêm ngoại ngữ dựa vào tiêu chí nghề nghiệp và nơi làm việc

Tại trang Omniglot, một danh sách tổng hợp những thứ tiếng có nhu cầu lao động cao nhất thuộc các khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động trên thế giới chi tiết như sau:
  • Khu vực Châu Mỹ: những ngôn ngữ cần nguồn nhân lực cao nhất bao gồm: tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiếng Nhật, tiếng Pháp.
  • Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: rất trọng dụng tiếng Anh, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia.
  • Khu vực Tây Âu: khu vực có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới rất ưa chuộng tiếng Anh, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan. Kế đến là các ngôn ngữ như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch.
  • Khu vực Bắc Phi và Nam Phi: những ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Swahili, tiếng Ả Rập rất được xem trọng.

Và sau cùng, việc chọn học thêm ngoại ngữ còn phụ thuộc rất nhiều vào sở thích của chính mỗi bạn sinh viên. Nếu yêu thích văn hóa của một quốc gia nào đó, bạn sẽ có động lực để học ngôn ngữ của quốc gia đó.

Học ngoại ngữ theo sở thích cá nhân

Điều quan trọng nhất, trong thời đại quốc tế hóa như hiện nay, việc bạn thành thạo ít nhất một ngoại ngữ dù cho đó là tiếng gì đi nữa cũng sẽ giúp ích cho bạn trong nhiều lĩnh vực, công việc nhất định. Vì vậy, việc chọn học thêm ngoại ngữ nào cũng sẽ có ích cho bạn trong tương lai, miễn sao bạn có thời gian và năng lực để trau dồi ngôn ngữ ấy. Chúc các bạn sinh viên sẽ học ngoại ngữ thật giỏi và thành công!

Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét