Header Ads

Ngành Bảo vệ thực vật là gì? Ra trường làm gì?

Ngành bảo vệ thực vật là ngành đào tạo những kiến thức chuyên về cây trồng như: đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, môi trường sống của thực vật,... Trong những năm gần đây, ngành này ngày càng thu hút nhiều học sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường cao đẳng, đại học. Vậy ngành này có gì thú vị? Cơ hội nghề nghiệp có lạc quan hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những thắc mắc này.

1. Khái quát về ngành Bảo vệ thực vật

Ngành bảo vệ thực vật một ngành học cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về cây trồng, đặc biệt đi sâu hơn về những kiến thức liên quan đến sâu, bệnh hại cây trồng cùng những biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại có tác động lên thực vật, cây trồng...

Ngành Bảo vệ thực vật bao gồm các nhiệm vụ liên quan đến cây trồng từ việc tổ chức xây dựng, điều hành hệ thống bảo vệ thực vật ở nhiều cấp độ, việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật,... cho đến công tác thực hiện việc bảo vệ cây trồng trong vườn tược, ruộng đồng.

Ngành Bảo vệ thực vật là gì?

Những người làm nghề bảo vệ thực vật sẽ gắn bó với công tác nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại cây trồng, bảo vệ những loài thực vật cần thiết nói chung ở cả thời điểm trước và sau thu hoạch.

Mục tiêu của ngành nhằm đảm bảo thực vật đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn sự đa dạng của các giống loài thực vật, bảo vệ môi trường, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của một nền nông nghiệp nhiệt đới vững bền, hiện đại cho nước nhà.

2. Ngành Bảo vệ thực vật sẽ học những gì?

Chương trình đào tạo chuyên ngành Bảo vệ thực vật cung cấp cho sinh viên tất cả những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về khoa học và kỹ thuật cây trồng. Đặc biệt chú trọng đến kiến thức phòng trừ sâu, bệnh, dịch hại mùa màng để bảo vệ cây trồng và đảm bảo chất lượng của sản phẩm sau khi thu hoạch.

Một số môn học điển hình nhất của ngành Bảo vệ thực vật có thể liệt kê ra như: Trồng trọt, Sinh học cây trồng, Bệnh cây trồng, Côn trùng học, Hóa sinh, Vi sinh cây trồng, Cây lúa, Cây lương thực và Rau màu, Cây trồng dài hạn, Hóa bảo vệ thực vật, Dịch tễ học về Bảo vệ thực vật, Kiểm dịch thực vật, Dịch hại trên nông sản sau thu hoạch, Phương pháp giám định côn trùng, Phương pháp giám định các bệnh hại trên cây trồng, IPM trong vấn đề bảo vệ thực vật, Nông nghiệp sạch và vững bền, Phương pháp nghiên cứu khoa học,...

Ngành Bảo vệ thực vật sẽ học những gì?

Ngoài ra, các bạn sinh viên còn được tham gia một cách chủ động và tích cực vào các hoạt động ngoại khóa, đi tiếp xúc thực tế để trau dồi những kỹ năng nghề nghiệp cùng nhiều kỹ năng mềm cần thiết.
Học tập ngành Bảo vệ thực vật, sinh viên sẽ có điều kiện tiếp xúc với những kiến thức thực tiễn về hoạt động sản xuất, giao tiếp với các doanh nghiệp bảo vệ thực vật, các tổ chức trong hệ thống chuyên ngành bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp trên toàn quốc. Điều này mở ra cơ hội rất lớn cho sinh viên khi tốt nghiệp sẽ tìm kiếm được việc làm phù hợp.

3. Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật

Sau khi hoàn thành chương trình giảng dạy bậc đại học hoặc cao đẳng ngành Bảo vệ thực vật, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận một trong những công việc sau đây:
  • Các cơ quan quản lý về hoạt động trồng trọt, bảo vệ các giống thực vật cây trồng, Các cơ quan Khuyến nông từ cấp Trung ương đến cấp địa phương và xuống đến tận từng đơn vị nhỏ lẻ như huyện, xã… bao gồm Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật trực thuộc vùng, Trung tâm Kiểm dịch thực vật vùng, Chi cục Bảo vệ thực vật tại địa phương, Chi cục Kiểm dịch thực vật trực thuộc,...
  • Sinh viên còn có cơ hội nghề nghiệp rất lớn trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu. Một số đơn vị mà các bạn sinh viên có thể tham khảo như các trường Đại học, Cao đẳng có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật, các cơ sở, các viện, cũng như các trung tâm nghiên cứu khảo thí về các giống cây trồng,...
  • Sinh viên cũng có cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động chuyên về lĩnh vực Bảo vệ thực vật. Sự phát triển rất sôi nổi của các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ cũng tạo rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này.

Ngành Bảo vệ thực vật hiện nay đang được Chính phủ nước Việt Nam khuyến khích đầu tư với nhiều chính sách vô cùng hấp dẫn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật có thể tự mình xây dựng các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tư nhân các loại sản phẩm nông nghiệp.


Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật

Hoặc các bạn cũng có thể tự thành lập các công ty tổ chức tư vấn hỗ trợ chuyên về công tác Bảo vệ thực vật.

Theo khảo sát chung, từ nhiều năm nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành một vấn đề rất sôi nổi và được chú ý rất nhiều trong xã hội. Nhu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tương đối cao.

Tuy nhiên, vì một số sự lo ngại và hiểu chưa đúng về cơ hội việc làm ngành Bảo vệ thực vật mà nhân lực ngành này vẫn luôn trong tình trạng khan hiếm. Không ít các công ty phải đến tận những ngôi trường mà các bạn đang học để “đặt hàng” mới tìm được nhân viên. Có thể nói nhân lực phục vụ cho ngành này vẫn luôn trong tình trạng thiếu hụt rất nhiều.

4. Những trường có đào tạo ngành Bảo vệ thực vật ở Việt Nam hiện nay

Ở nước ta hiện nay, danh sách những ngôi trường nổi tiếng có đào tạo ngành Bảo vệ thực vật đó là:

Khu vực miền Bắc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Nông lâm Bắc Giang
Đại học Lâm nghiệp
Đại học Tây Bắc
Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Trung

Đại học Nông lâm - Đại học Huế
Đại học Quảng Nam
Đại học Hồng Đức
Đại học Tây Nguyên

Khu vực miền Nam

Đại học Nông lâm TP.HCM
Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
Đại học Cửu Long
Đại học Cần Thơ
Đại học Bạc Liêu
Đại học An Giang

Những trường có đào tạo ngành Bảo vệ thực vật ở Việt Nam hiện nay

5. Mức lương của những nhân viên làm trong ngành Bảo vệ thực vật

Theo thống kê chung, mức lương của những nhân viên làm trong ngành Bảo vệ thực vật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như vị trí làm việc, địa điểm làm việc, công ty, doanh nghiệp,… Mức lương của nhân viên ngành này dao động trong khoảng từ 5 đến 15 triệu mỗi tháng, tùy thuộc vào từng vị trí công việc cụ thể.

6. Những tố chất phù hợp để theo học ngành Bảo vệ thực vật

Để có thể theo học thành công ngành Bảo vệ thực vật, người học cần hội tụ một số tố chất cần thiết sau đây:

Yêu thiên nhiên, yêu môi trường.
Có tâm hồn nhạy cảm và đồng điệu với môi trường thiên nhiên.
Yêu thích công việc chăm sóc vật nuôi, chăm sóc cây trồng.
Có trí nhớ tốt, có khả năng ghi nhớ tên và phân loại các loài động vật, thực vật một cách chính xác.
Yêu thích các hoạt động dã ngoại, ngoài trời như làm vườn, cắm trại, leo núi, làm vườn, du lịch biển, khám phá hang động, đi phượt,...
Có sự đam mê với công việc thu thập cũng như nghiên cứu nhiều lĩnh vực đa dạng của thiên nhiên.
Thích xem các chương trình truyền hình, những thông tin đề cập đến thế giới tự nhiên.
Có năng khiếu ở các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, và học tập khá giỏi môn Địa lý.

Trên đây là những thông tin mà bài viết muốn chia sẻ đến bạn đọc về nội dung hướng nghiệp cho ngành Bảo vệ thực vật. Nếu yêu thích và muốn theo học ngành này thì hãy tự tin đăng ký dự tuyển nhé! Một tương lai nghề nghiệp rộng mở luôn chào đón các bạn!


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét