Header Ads

Bạn cần tố chất gì để theo đuổi thành công ngành kiến trúc?

Ngành Kiến trúc có lẽ là một ngành nghề rất được ưa chuộng trong tình hình kinh tế xã hội phát triển như hiện nay. Chắc hẳn vì nguyên nhân ấy mà số lượng các bạn học sinh dự thi vào các trường kiến trúc đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, bạn có biết rằng có những sự thật mà chỉ khi nào chúng ta trải qua hay tiếp xúc thực tế với nó thì mới biết chính xác được rằng bạn có thích hợp với ngành Kiến trúc hay không.

1. Khái niệm về ngành Kiến trúc

Trong những năm gần đây, mỗi khi nhắc đến kiến trúc, rất nhiều bậc phụ huynh hướng con mình theo đuổi ngành nghề này. Còn trong quá khứ, nhắc đến kiến trúc thì hầu hết mọi người thường không quan tâm nhiều vì cho rằng ngành nghề ấy không thực tế. Thậm chí, có nhiều người vẫn không biết kiến trúc là gì.

Ngành kiến trúc là gì? Học những gì?

Nhiều người chưa hiểu rõ vẫn thường quan niệm rằng, muốn xây dựng công trình gì thì cứ gọi những người thợ đến và trình bày với họ về yêu cầu của mình là xong. Thế nên không cần đến vấn đề nghiên cứu về đường lối kiến trúc và thuê kiến trúc sư chi cho tốn kém. Nhưng càng về sau này, nhiều người càng nhận ra đó là một sai lầm.

Khi mà những ngôi nhà, những công trình đô thị, các dự án công cộng thường xuyên xuất hiện với hình tượng giống nhau, thậm chí có những dự án vừa giống nhau về hình thức, lại còn mắc lỗi về thiết kế không gian. Chính điều ấy đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, học tập cũng như công việc hàng ngày. Khi ấy, mọi người mới bắt đầu tìm hiểu về ngành Kiến trúc và quan tâm nhiều hơn.

Theo các chuyên gia: Kiến trúc là một ngành liên quan rất nhiều đến khoa học và nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực sắp xếp, bố trí không gian, đưa ra những hồ sơ thiết kế về các công trình kiến trúc nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội.

Ngành kiến trúc sẽ đào tạo nên những kiến trúc sư, phục vụ cho nhu cầu thiết kế các công trình trong cuộc sống. Chính những kiến trúc sư sẽ là người biến những nhu cầu của mọi người về nơi làm việc, sinh hoạt, học tập,…thành một bản thiết kế và được những người thợ xây xây dựng nên.

2. Tầm quan trọng của ngành Kiến trúc trong xã hội

Trong thời kỳ xã hội phát triển mạnh mẽ với những tiến bộ vượt bậc, không chỉ riêng các ngành y học, kinh tế, giáo dục phát triển, mà ngay cả ngành Kiến trúc – xây dựng cũng ngày được nâng lên một bước tiến mới.

Đối với mỗi con người, vai trò mà nó mang lại cho chúng ta là rất lớn. Ngành kiến trúc có thể nói vừa là một ngành nghệ thuật, vừa mang tính chất khoa học. Hầu hết những người theo đuổi chuyên ngành này đều có niềm đam mê rất lớn với nghệ thuật.

Chính ngành Kiến trúc sẽ là nơi giúp cho chúng ta thỏa sức thể hiện niềm đam mê và khẳng định năng lực của chính mình. Kiến trúc còn vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta định hướng công việc. Hơn nữa, bạn có thể có một tương lai tốt đẹp hơn với niềm say mê kiến trúc của mình.

3. Tương lai và triển vọng của ngành Kiến trúc

Nếu như trước đây, Việt Nam phải thuê kiến trúc sư người nước ngoài về để hỗ trợ việc lên ý tưởng cho các công trình thì giờ đây đã khác. Nhờ những tiến bộ của ngành Kiến trúc, kiến thức chuyên môn rộng lớn và nhiều khóa học thực tiễn, sinh viên ngành Kiến trúc ở nước ta sau khi tốt nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm vững vàng cùng khả năng sáng tạo linh hoạt.

Chính nhờ ngành Kiến trúc ở Việt Nam có nhiều bước tiến vượt bậc nên hiện nay, kiến trúc sư Việt Nam cũng đang dần tạo nên được niềm tin cho đông đảo người dân. Hiện nay, nhiều công trình lớn nhỏ ở nước ta đều do kiến trúc sư người Việt trực tiếp lên ý tưởng và đảm nhận nhiệm vụ.

Đặc biệt hơn, những công trình mới mẻ ngày nay luôn nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Điều này chứng tỏ một điều rằng ngành kiến trúc Việt Nam sẽ có một tương lai đầy triển vọng và sẽ phát triển mạnh mẽ. Theo đó, nhu cầu nhân lực đối với ngành này trong tương lai sẽ không ngừng tăng cao.

Ngành Kiến trúc có nhiều triển vọng tươi sáng

Mục tiêu của ngành kiến trúc nước ta đó chính là bắt kịp theo nhu cầu và xu hướng chung của thế giới. Điều này có nghĩa là đất nước Việt Nam ta đang hướng đến việc đào tạo và rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nâng cao cho đội ngũ kiến trúc sư nước nhà. Mục tiêu là làm sao cho các công trình trong nước có thể sánh ngang với những công trình mang tầm vóc quốc tế.

4. Những tố chất cần thiết để theo đuổi ngành Kiến trúc


Đam mê

Đối với bất cứ một ngành nghề hay lĩnh vực nào thì đam mê là điều kiện đầu tiên để chúng ta khởi nguồn cho sự theo đuổi. Nếu không yêu nghề thì chúng ta không thể nào làm được việc, đồng thời cũng không thể phát triển xa hơn được trong nghề.

Hiểu rõ ngành nghề và bản chất công việc của một người kiến trúc sư

Muốn làm được nghề thì phải yêu nghề, phải hiểu nghề. Khi theo đuổi công việc nói chung và ngành Kiến trúc nói riêng, bạn phải nắm rõ bản chất công việc mà mình đang làm và sắp sửa làm trong ngành.

Kiến trúc sư là công việc liên quan đến lĩnh vực thiết kế, lập trình một nội dung liên quan đến nhà cửa hay các loại hình tương tự như biệt thự, trường học, bệnh viện, các công trình xây dựng,...

Bạn cần tố chất gì để theo đuổi thành công ngành kiến trúc?

Hơn nữa, kiến trúc sư còn có thể làm việc trong lĩnh vực xây dựng, thi công, quản lý các công tác về thiết kế xây dựng. Kiến trúc là lĩnh vực, là ngành nghề hoạt động rất đa dạng và linh hoạt, đồng thời chẳng bao giảm sự “khát” nguồn nhân lực trước tình hình thực tế như hiện nay.

Có không ít người nghĩ đơn giản rằng kiến trúc sư chỉ là những người biết vẽ, thế nhưng chưa đầy đủ. Là người làm việc trong ngành Kiến trúc thì bạn cần nhận thức đa dạng và sâu sắc hơn thế nữa.

Kiến trúc không liên quan nhiều đến năng khiếu

Nhiều người cứ nghĩ rằng những người có năng khiếu vẽ, vẽ đẹp sẽ là những người có ưu thế lớn để theo đuổi ngành Kiến trúc, đồng thời chắc chắn sẽ trở thành một kiến trúc sư tài năng.

Thế nhưng, thực tế là ngành Kiến trúc không chỉ đòi hỏi bạn rèn luyện kỹ năng vẽ giỏi mà còn phải thường xuyên nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo của mình. Và điều này không phải do năng khiếu quyết định tất cả.

Kiến trúc một ngành nghề lao động tương tự như những nghề khác

Nhiều học sinh khi lựa chọn trường học ngành Kiến trúc thường nghe theo ý kiến, lời khuyên của cha mẹ, người thân, bạn bè mà không suy nghĩ đến khả năng của mình. Nhiều người còn chọn lựa để đáp ứng tham vọng ngành nghề mà vẫn chưa nhận thức được những vất vả khi thực sự lao động trong nghề.

Sự sáng tạo sẽ góp phần đưa đến những thành công

Ngành Kiến trúc là ngành nói không với sự rập khuôn, duy ý chí trong làm việc. Bởi vì ngành nghề này luôn biến đổi không ngừng từ các bản vẽ, các chương trình dự án cho đến những ý tưởng sáng tạo.

Nếu không có những ý tưởng đổi mới, đồng nghĩa với việc bạn đang dần thất bại trong chính đam mê mà mình theo đuổi. Hãy sáng tạo không ngừng, thường xuyên học hỏi và trau dồi kiến thức. Đồng thời hãy rèn luyện thêm những kỹ năng thực tế và thực hành liên tục để gặt hái được nhiều thành công.

5. Những trường có đào tạo ngành Kiến trúc uy tín ở nước ta

Những ngôi trường có đào tạo ngành Kiến trúc uy tín ở nước ta bao gồm:
Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đại học Xây Dựng
Đại học Khoa học - Đại học Huế
Đại học Duy Tân
Đại học Kiến trúc Tp Hồ Chí Minh
Đại học Văn Lang

Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM

Trên đây là những thông tin hướng nghiệp ngành Kiến trúc mà bài viết dành tặng cho các bạn học sinh, nhất là những bạn đang có ý định theo học ngành Kiến trúc. Mến chúc các em sẽ định hướng thật chính xác, và sẽ gặt hái được nhiều thành công trên con đường học tập ngành Kiến trúc của mình trong tương lai.


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét