Header Ads

Học ngành Tài chính ngân hàng ra làm gì? Có dễ xin việc không?

Theo các chuyên gia nhận định rằng: cho dù nền kinh tế toàn cầu có trên đà suy giảm đến đâu thì ngành Tài chính ngân hàng vẫn luôn rất cần nguồn nhân lực dồi dào hàng năm. Vậy ngành học Tài chính ngân hàng là gì, để học tốt ngành này thì các bạn học sinh cần có những yếu tố cũng như tố chất nào? Có dễ xin việc không? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

1. Những đặc điểm chính của ngành Tài chính ngân hàng

Tài chính - Ngân hàng là một khái niệm khá rộng lớn. Ở rất nhiều quốc gia thì ngành Tài chính ngân hàng và ngành Kế toán thường đi song song với nhau. Ngành học này có liên quan đến tất cả các hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Chính vì đặc trưng ấy, Tài chính ngân hàng có rất nhiều lĩnh vực chuyên ngành nhỏ và tùy theo mục tiêu đào tạo của từng ngôi trường Cao đẳng, Đại học.

Ở nước ta, tuỳ thuộc xu hướng và định hướng nghề nghiệp cụ thể của từng trường mà các trường sẽ chọn các chuyên ngành nhỏ lẻ không giống nhau. Các trường có thể hoạt động theo hình thức vĩ mô và cả vi mô.

Xét về khía cạnh vĩ mô

Ở khía cạnh vĩ mô thì sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các Ngân hàng của Nhà nước, Bộ Tài chính nói chung. Nhiệm vụ của người những sinh viên ra trường, cầm trong tay tấm bằng Cử nhân Tài chính ngân hàng là định hướng cho những chiến lược chính sách, lưu hành tiền tệ cũng như chính sách về tài chính cho các cơ quan, công ty.

Nếu xét riêng về lĩnh vực này thì ngành Tài chính ngân hàng có vai trò rất quan trọng. Ngành này liên quan đến hai hoạt động điều hành chính sách chủ yếu đó là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, hoạt động điều hành chính sách vĩ mô, nhất là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa có ảnh hưởng không hề nhỏ đối với nền kinh tế tổng thể của cả nước. Như thế, sinh viên theo học ngành Tài chính ngân hàng sẽ có rất nhiều triển vọng tươi sáng.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng

Xét về mặt khách quan, chúng ta có thể xem hoạt động lưu chuyển tiền tệ tương tự các mạch máu trong cơ thể. Bởi vì hoạt động này có vai trò đảm bảo sự ổn định, tồn tại vững chắc cho toàn bộ hệ thống. Nó không phụ thuộc vào tính hình hiện tại như khủng hoảng tài chính quy mô rộng nên triển vọng việc làm luôn luôn rộng mở dành cho mọi người lao động.

Xét về khía cạnh vi mô

Khi nói về lĩnh vực vĩ mô thì một chuyên ngành liên quan mà khá nhiều trường Cao đẳng, Đại học có đào tạo đó là Tài chính công. Về mặt vi mô, các nhà khoa học chia ngành Tài chính - Ngân hàng thành nhiều lĩnh vực chi tiết, nhỏ lẻ hơn.

Chuyên ngành quan trọng hàng đầu là chuyên ngành Tài chính. Hầu hết các khoa Tài chính - Ngân hàng ở các trường Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều có đào tạo chuyên ngành này. Tuy nhiên, ở nước ta thì chưa thực sự xác lập chuyên ngành Tài chính một cách đúng nghĩa mà được thay thế bởi chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp.

Chuyên ngành quan trọng ở vị trí thứ hai là chuyên ngành Ngân hàng. Ở nước ta, phần lớn các trường đều có đào tạo chuyên ngành này. Bên cạnh các chuyên ngành Tài chính và chuyên ngành Ngân hàng thì có rất nhiều khác thuộc ngành này nhưng chuyên sâu hơn. Chẳng hạn như: chuyên ngành Phân tích tài chính, kinh tế học tài chính, nghiên cứu tài chính, đầu tư tài chính,...

2. Học sinh có nên theo đuổi ngành Tài chính – Ngân hàng?

Ngành Tài chính - Ngân hàng yêu cầu các bạn phải có sự sáng tạo và có tính năng động. Vì vậy, những người học ngành này được yêu cầu là phải có sự yêu thích và say mê công việc liên quan đến lĩnh vực thiên về tiền tệ nói chung. Niềm say mê rất quan trọng, vì nếu có yêu thích thực sự thì bạn mới có nhiệt huyết và sự sáng tạo.

Yêu cầu tiếp theo là người học cần phải có tính sáng tạo trong tư duy và hành động. Làm việc trong ngành nghề Tài chính Ngân hàng mà không có tính sáng tạo thì bạn chỉ đơn thuần là một nhân viên thực hiện các công việc vô cùng đơn giản như thu tiền (thu ngân) chẳng hạn.

Học sinh theo đuổi ngành Tài chính ngân hàng cần có tính sáng tạo

Yếu tố tiếp theo cũng rất quan trọng đó là sự năng động. Những bạn theo đuổi ngành này bên cạnh việc học lý thuyết về Tài chính - Ngân hàng thì các bạn cũng cần phải trau dồi những kỹ năng mềm như giao tiếp với khách hàng, kỹ năng tư vấn, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng… Vì vậy, nếu phát huy được sự năng động thì học viên sẽ học ngành này rất dễ dàng và thành công.

3. Tình hình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam

Hiện nay, so với các nước trên thế giới thì ngành Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam mới bắt đầu giai đoạn hội nhập. Có thể nói kể từ năm 2006, với sự kiện lớn là Việt Nam gia nhập Tổ chức WTO thì lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng ở nước ta mới có những bước tiến ngoạn mục.

Tài chính ngân hàng đã có những năm tháng cực kỳ sôi nổi và là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ. Với mức điểm tuyển khá cao cùng với mong ước được làm việc trong những công ty lớn, ngành này không bao giờ trở nên nhàm chán và thiếu vắng sự nhiệt huyết của các bạn học sinh.

Với vai trò như trụ cột của nền kinh tế, Tài chính – Ngân hàng là xứ sở màu mỡ, là nơi có cơ hội việc làm rất khả quan, môi trường làm việc vô cùng cuốn hút.

Cử nhân tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng có thể được làm việc ở nhiều vị trí như kế toán, kiểm toán, chuyên viên tín dụng, chuyên viên kinh doanh tiền tệ, quản trị nguồn vốn và tài sản, Phân tích tài chính doanh nghiệp,… Bên cạnh đó, kiến thức của ngành này cũng được đánh giá là rất hữu ích trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống như: Quản lý chi tiêu tài chính cá nhân, gia đình, công ty, doanh nghiệp,...

Theo những nhân vật lão luyện trong ngành, để thành công trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, sinh viên cần nắm vững kiến thức chuyên môn, có năng khiếu về ngoại ngữ và phát huy tốt những kỹ năng mềm.

Ngân hàng là một lĩnh vực rất phong phú, đầy thú vị nhưng cũng đầy thách thức. Bên cạnh chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng mềm giữ vai trò chủ đạo, mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội rộng lớn thì cơ hội sớm cọ xát với công việc cũng rất ý nghĩa, giúp chúng ta tích lũy nhiều kinh nghiệm để tiến tới sự thành công.

4. Học ngành Tài chính ngân hàng ở đâu?

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều trường có đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng. Một số trường tiêu biểu có số lượng lớn học sinh đăng ký tuyển sinh hàng năm đó là:
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Ngân hàng TP. HCM
  • Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM)
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Học viện ngân hàng
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Kinh tế đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp


Trường Đại học Kinh tế đại học quốc gia Hà Nội

Theo quan điểm của các chuyên gia về giáo dục, không hẳn sinh viên theo học ở trường Đại học top trên sẽ giỏi hơn, sẽ có cơ hội việc làm cao hơn. Tuy nhiên, thực tế là nếu các bạn được học tập ở các trường Đại học nổi tiếng trong cả nước thì sẽ có cơ ngơi học tập tốt hơn, cơ hội tiếp xúc với những thử thách sẽ cao hơn, các bạn sẽ dày dặn kinh nghiệm hơn.

Hơn thế nữa, với chương trình đào tạo quy chuẩn và bài bản, được tổ chức một cách khoa học thì nói chung các bạn học sinh sẽ có thể phát huy tối đa khả năng và năng khiếu của chính mình.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về ngành Tài chính Ngân hàng mà bài viết muốn gửi gắm đến các bạn. Hy vọng đây sẽ là một hành trang hướng nghiệp giúp ích cho các bạn để các bạn có thể một lần nữa khẳng định được rằng liệu mình có nên học và theo đuổi ngành Tài chính Ngân hàng hay không.

Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét