Hiện nay, Công nghệ thực phẩm là một trong những ngành thuộc về kỹ thuật và công nghệ. Ngành này được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống và được nhiều học sinh quan tâm. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể hiểu sâu sắc về tính chất của ngành và biết được Công nghệ thực phẩm là gì, học gì và ra trường sẽ làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bạn đọc có cái nhìn rõ ràng về ngành học này.
1. Ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Làm những việc gì?
Hiểu một cách cơ bản nhất thì Công nghệ thực phẩm là ngành thiên về lĩnh vực bảo quản và chế biến các loại nông sản. Đồng thời kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm nông sản trong những quy trình chế biến thực phẩm.
Mặt khác, ngành này còn nghiên cứu nhằm phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất kết hợp với bảo quản, tạo nguồn nguyên liệu mới cho lĩnh vực thực phẩm hóa học hoặc dược phẩm,…
Ứng dụng của ngành Công nghệ thực phẩm là rất đa dạng, phong phú vì tất cả những khía cánh có liên quan đến thực phẩm ăn uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng những kiến thức sâu rộng của ngành học này.
Sinh viên học được gì khi chọn ngành Công nghệ thực phẩm?
Khi theo đuổi và học tập ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo hệ thống kiến thức cơ bản, chuyên sâu về sinh học, hóa học. Ngoài ra còn có vệ sinh an toàn thực phẩm, những nguyên liệu chế biến và quá trình phân tích, đánh giá chất lượng các loại thực phẩm, các phương pháp chế biến thực phẩm,…
Mục tiêu là nhằm tối ưu hóa chế độ, thành phần dinh dưỡng trong vai trò phục vụ nhu cầu ăn uống của xã hội con người. Ngoài ra, trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ làm đông lạnh thủy hải sản, bảo quản và chế biến lương thực, kỹ thuật chế biến sữa và chất béo, kỹ thuật chế biến đường và thức uống,...
Ngoài ra, tại những trường đại học có đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm uy tín ở nước ta như trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), sinh viên còn được quan tâm về việc phát triển những kỹ năng quan trọng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, phỏng vấn,...
2. Những tố chất cần thiết để theo đuổi thành công ngành Công nghệ thực phẩm
Để theo học và tiến xa hơn trong ngành Công nghệ thực phẩm, học sinh cần hội tụ những tố chất cần thiết sau:
- Đầu tiên, các bạn cần có niềm say mê khoa học và kỹ thuật công nghệ, yêu thích sự nghiên cứu, quan trọng hàng đầu vẫn là lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.
- Thứ hai, các bạn cần có năng khiếu trong việc học tập các môn Khoa học tự nhiên, đặc biệt là Sinh học, Vật lý và Hóa học. Kiến thức vững vàng của các môn này sẽ là nền tảng chắc chắn để các bạn có thể tiếp thu hệ thống kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu của ngành Công nghệ thực phẩm.
- Bên cạnh đó, sở hữu sự tư duy khoa học mang tính logic, sáng tạo, nhạy bén trong vấn đề nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu của mọi người luôn là những tố chất rất cần thiết cho những ai muốn theo đuổi dài lâu với ngành Công nghệ thực phẩm.
- Mặt khác, để làm việc có hiệu quả trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, các em cần trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học cùng một số kỹ năng mềm khác như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian sao cho thật hiệu quả,...
Một điều nữa mà các bạn nên lưu ý đó là: Đối với một quốc gia có hơn 90 triệu dân, có tốc độ phát triển kinh tế vững vàng, thì nhu cầu về nguồn thực phẩm luôn ở mức rất cao. Đặc biệt là đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn được yêu cầu về độ an toàn, tiện lợi.
Không chỉ phục vụ nhu cầu cho thị trường trong nước, thời đại hội nhập quốc tế mạnh mẽ đang thúc đẩy ngành Công nghiệp thực phẩm Việt Nam phải nâng cao hơn nữa về chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
3. Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thực phẩm
Với dân số hơn 90 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt được vào khoảng 7,5%/năm, nhu cầu của người Việt Nam đối với việc tiêu dùng thực phẩm chế biến ngày càng lớn cao và rất đa dạng, đặc biệt là nhu cầu về các loại thực phẩm sạch được chế biến an toàn và đúng kỹ thuật.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm quốc nội mà ngành Công nghệ thực phẩm còn hướng đến việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu những sản phẩm đạt chất lượng cao nhất để phục vụ nhu cầu của thị trường quốc tế. Đây là một ngành học thực sự có nhiều tiềm năng và cơ hội rất lớn cho nhu cầu việc làm, kể cả nam và nữ.
Theo Trung tâm dự báo nguồn nhân lực, Ngành thực phẩm tại TP Hồ Chí Minh cần hơn 9.000 lao động trong năm 2019. Từ 2020 cho đến năm 2025, riêng trình độ Cao đẳng của ngành Công nghệ thực phẩm cần đến hơn 10.000 nhân viên.
4. Học ngành Công nghệ thực phẩm khi ra trường sẽ làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể làm việc chuyên môn tại các công ty, doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (như chế biến thịt, sữa, trứng, cá, cà phê, thức ăn đóng hộp, thức ăn khô,...).
Ngoài ra, các em còn có cơ hội làm việc tại các viện nghiên cứu, các công ty liên quan đến lương thực thực phẩm. Hoặc là làm cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao trong hoạt động chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Mặt khác, những cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm còn có thể trở thành chuyên gia tư vấn về vấn đề dinh dưỡng cho xã hội, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế cộng đồng địa phương và các trung tâm y học dự phòng,…
5. Ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển bằng hình thức nào?
Để xét tuyển vào ngành Công nghệ thực phẩm tại hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng ở nước ta, học sinh có thể xét tuyển bằng các cách thức sau:
- Cách thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia
- Cách thức 2: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn học của học bạ lớp 12
- Cách thức 3: Xét tuyển thông qua điểm số trung bình chung của học bạ lớp 12
- Cách thức 4: Xét tuyển bằng tổng điểm của kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia.
Tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm gồm:
- Toán, Lý, Hóa (A00)
- Toán, Văn, Hóa (C02)
- Toán, Hóa, Sinh (B00)
- Toán, Văn, Anh Văn (D01)
Một số trường ĐH đào tạo ngành CNTP
Trường Đại học HUTECH: Xét tuyển các tổ hợp các khối bao gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), B00 (Toán, Hóa, Sinh), C08 (Văn, Hóa, Sinh), D07 (Toán, Hóa, Anh) dựa theo theo kết quả thi Trung học phổ thông Quốc gia 2; hoặc xét tuyển dưới hình thức học bạ lớp 12 với tổng điểm số của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 18 điểm trở lên.
Trường Đại học Bách khoa TP.HCM: Xét tuyển thẳng. Hoặc xét tuyển các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), B00 (Toán, Hóa, Sinh), D07 (Toán, Hóa, Anh Văn) dựa vào kết quả thi Trung học phổ thông Quốc gia. Hoặc Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Quốc gia tổ chức.
Đại học Nông lâm TP.HCM: Xét tuyển các tổ hợp các khối bao gồm A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Hóa, Anh Văn), B00 (Toán, Hóa, Sinh), D08 (Toán, Sinh, Anh) dựa theo kết quả thi Trung học phổ thông Quốc gia.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hướng nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm. Nếu cảm thấy bản thân mình thực sự thích hợp với ngành này thì hãy mạnh dạn đăng ký xét tuyển tại những trường có đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm nhé!
Chúc các bạn thành công!
0 Nhận xét