Header Ads

Chuyện sống thử tuổi sinh viên - Nên hay không nên?

Chuyện sống thử ngày nay dần trở nên quen thuộc đối với giới trẻ, nhất là tuổi sinh viên. Vì hoàn cảnh sống xa gia đình, xa cha mẹ và tự lập nên những đôi trai gái yêu nhau có xu hướng dọn về ở chung với nhau để tình cảm thêm sâu đậm, chia ngọt sẻ bùi,... Tuy nhiên, nhiều người quan niệm rằng sống thử là một vấn đề mang tính hai mặt. Vậy chuyện sống thử tuổi sinh viên là nên hay không nên?

1. Sống thử tuổi sinh viên – những mặt tích cực

Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những mặt tích cực của việc sống thử tuổi sinh viên. Đa phần mọi người đánh giá sống thử là một chuyện mang tính chất xã hội. Mỗi cá nhân sẽ có một quan điểm khác nhau. Có người sẽ tán thành nhưng cũng có người phản đối và ai cũng có lý lẽ riêng để bảo vệ quan điểm của mình.

Hầu hết những người đã từng sống thử nhận xét rằng đây là một trong những cách rất thực tế và hiệu quả để xác định hai người có tiến xa hơn được hay không. Theo quan điểm đó, sống thử được xem là cuộc sống tiền hôn nhân. Qua giai đoạn sống thử, các cặp trai gái yêu nhau sẽ xác định mình có thể tiến đến việc kết hôn chính thức theo đúng pháp luật hay không.

Sống thử có những mặt tích cực nhất định

Sống thử hiện nay khá phổ biến ở lứa tuổi sinh viên, khi tình hình kinh tế chưa ổn định, đang gặp nhiều khó khăn nên họ có nhu cầu chung sống với nhau sẻ chia chi phí ăn ở, đi lại, cũng như san sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong học tập, trong cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, sống thử còn giúp những người yêu nhau có cơ hội để thực tiễn hóa những vấn đề trong tương lai của cuộc sống vợ chồng như: Tài chính, sinh hoạt, nội trợ, việc làm,... Ngoài ra, sống thử còn là giai đoạn giúp cho những đôi trai gái yêu nhau có không gian riêng ở bên nhau, vun đắp tình cảm thêm sâu đậm.

2. Những mặt tiêu cực của vấn đề sống thử

Xét về truyền thống của người Việt Nam: Xưa nay, dân tộc ta luôn quan niệm rằng nam nữ phải kết hôn thì mới được chung sống với nhau, vì vậy nên việc sống thử sẽ đi ngược lại với truyền thống lâu đời của dân tộc.

Về khía cạnh xã hội: Xã hội thường có cái nhìn khá khắt khe đối với những cặp sống thử, nhất là những người phụ nữ. Đối với những vùng thôn quê nhà tranh vách đất, những nơi chưa hiện đại như khu vực thành thị thì vấn đề sống thử càng không được chấp nhận.

Sống thử cũng tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực

Hơn thế nữa, đã có không ít các trường hợp nam nữ sống chung với nhau xuất hiện mâu thuẫn dẫn đến cãi vã, đánh nhau, xô xát, ghen tuông,... gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chính những người trong cuộc. Nhiều trường hợp khác thì xảy ra vấn đề tình dục trước hôn nhân, có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai,... gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, danh dự của mỗi người.

Nếu sau khi sống thử, những đôi tình nhân nhận ra không hợp nhau và mỗi người đường ai nấy đi thì không xảy ra vấn đề gì. Nhưng một số tình huống xấu có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu cực như tự vẫn do trầm cảm, đau khổ, đánh ghen,...

Những người phụ nữ trong vấn đề sống thử không như ý sẽ thường bị người đời dị nghị, nhiều người chê bai, ruồng bỏ, họ bị mang tiếng xấu trong những cuộc hôn nhân mai này.

3. Vấn đề pháp lý xoay quanh chuyện sống thử tuổi sinh viên

Theo khái niệm thì “Sống thử” là hai người nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn do chưa đến tuổi kết hôn hoặc giữa họ chưa có một cuộc hôn nhân hợp pháp, chính thức.

Pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành ở nước ta chưa có quy định bảo vệ cho mối quan hệ tiền hôn nhân này. Vì vậy, khi có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ vấn đề sống thử, tất cả những chuyện xảy ra giữa hai người nam và nữ sẽ không được bảo vệ bởi luật pháp.

Pháp luật nước ta chưa bảo vệ chuyện sống thử

Hiện nay, nước ta vẫn chưa phổ biến rộng rãi chương trình giáo dục giới tính cho học sinh, sinh viên. Mặc dù các bạn sinh viên đã ở giai đoạn trưởng thành nhưng chưa hiểu biết đầy đủ những kiến thức về giới tính, tình yêu, tình dục để bảo vệ chính bản thân mình. Vì thế nên tình trạng tiêu cực thường xảy ra là những hành động ham muốn nhất thời, thiếu kiểm soát đã dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

4. Chuyện sống thử tuổi sinh viên – nên hay không?

Đối với sinh viên, họ chưa có đủ khả năng tự lo cho bản thân mình, phải dựa vào sự chu cấp của cha mẹ, phải làm thêm nhiều công việc lặt vặt thì chuyện sống thử sẽ là nguồn động lực giúp những đôi bạn cùng nhau vượt qua thử thách, nhưng cũng có thể tạo cho nhau những khó khăn, những hệ lụy đáng tiếc. Sự non trẻ và thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu biết nhiều về xã hội sẽ khiến cho cả hai không đủ cảm thông và thấu hiểu lẫn nhau.

Ngược lại, nếu mỗi bạn sinh viên đã tự tin trang sống một cuộc sống độc lập, có thể tự chịu trách nhiệm cho chính những việc làm của mình thì chuyện sống thử sẽ không còn là điều quá to tát, vì chúng ta đã thực sự trưởng thành và có đủ bản lĩnh để quyết định cho tương lai của mình.

Sinh viên nên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi sống thử

Nói tóm lại, đối với chuyện sống thử tuổi sinh viên, không ai có thể khẳng định là đúng hay sai. Luôn tồn tại hai luồng tư tưởng trái chiều xoay quanh vấn đề sống thử. Chính bản thân mỗi bạn sinh viên phải thật sự tỉnh táo và suy nghĩ thấu đáo để có sự quyết định đúng đắn cho tương lai của mình.

Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét