Mặc dù mọi người đều biết rằng rằng sinh viên mới ra trường vẫn còn chưa có nhiều kinh nghiệm là việc cũng như trải nghiệm thực tế, nhưng đứng trước rất nhiều cơ hội việc làm và với nhiều thời gian để học hỏi, kinh nghiệm không thể là cái cớ để sinh viên không tìm được một công việc phù hợp. Trong một cuộc khảo sát hơn 1.000 chuyên gia nhân sự từ các doanh nghiệp khác nhau, chúng tôi đã đúc rút ra 5 yếu tố mà sinh viên mới tốt nghiệp phải có để tạo ấn tượng tốt trong mắt các nhà tuyển dụng.
5 Điều Sinh Viên Mới Ra Trường Cần Có
1. Kiến thức cơ bản của ngành
Trong cuộc khảo sát, có 19% các nhà tuyển dụng đánh giá việc sở hữu kiến thức nền tốt là quan trọng đối với sinh viên mới tốt nghiệp. Các kiến thức cơ bản này cần được tích lũy dần trong quá trình học tập tại trường học cũng như khi tham gia các hoạt động, dự án bên ngoài khi còn đang ngồi trên giảng đường. Kiến thức nền tảng thường được thể hiện qua các chứng chỉ, bằng cấp có liên quan đến ngành nghề và là tầm vé vào cửa nếu sinh viên muốn tìm kiếm một cơ hội việc làm tốt.
2. Kinh nghiệm thực tế có liên quan
Dường như có nhiều sinh viên quá chú trọng đến việc học tập kiến thức hàn lâm mà không chú ý đến việc nâng cao kinh nghiệm thực tế của mình. Có đến 23% nhà tuyển dụng cho rằng những kinh nghiệm và hiểu biết thực tế liên quan đến lĩnh vực sẽ là chiếc chìa khóa quan trọng nhất quyết định kết quả của đợt tuyển dụng. 63% trong số các chuyên gia đánh giá cao ý nghĩa của các hoạt động tình nguyện, các buổi thực hành ở trường Đại học và đặc biệt chú trọng đến các việc làm part-time trược đây của ứng viên.
3. Khát vọng và sự nhiệt huyết
Khát vọng tìm kiếm một công việc và cống hiến cho xã hội luôn là điều mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn được nhìn thấy từ các sinh viên mới ra trường. Lý do là vì chính những tham vọng ấy sẽ tạo nên động lực lớn lao thúc đẩy họ làm việc hết mình và đóng góp cho doanh nghiệp. Khi được nhà tuyển dụng đặt những câu hỏi như "Lý do em muốn làm việc ở công ty là gì?", đừng ngần ngại cho họ thấy được những tham vọng của bạn thân và sự nhiệt tình, năng nổ. Tuyệt đối không tỏ thái độ không quan tâm, thờ ơ với công việc mà mình đang muốn ứng tuyển.
4. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng
"Failing to prepare is preparing to fail" - 8% các chuyên gia nhân sự bày tỏ mong muốn được nghe những câu hỏi từ phía ứng viên hay tuyệt vời hơn, là những lời đóng góp, ý kiến để tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Để có thể đưa ra những câu hỏi hay góp ý như thế, đừng tiếc chút thời gian chuẩn bị kĩ lưỡng những kiến thức về công ty bạn định ứng tuyển. Nếu những góp ý của bạn thực sự ấn tượng, tấm vé đến với công việc mới thực sự đã nằm trong tầm tay.
5. Làm quen với văn hóa công ty
Có thể ở trên giấy, bạn là một viên ngọc sáng không tỳ vết với CV đẹp như mơ, hay có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực, nhưng điều đó không đảm bảo cho bạn một chỗ ở công ty mới. Theo thống kê, tới 20% các nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm một nhân viên có khả năng thích nghi nhanh chóng với văn hóa làm việc của công ty hơn là một nhân viên chỉ giỏi về chuyên môn. Thực tế là bạn có thể gặp những câu hỏi tương tự như "Tại sao bạn lại cảm thấy mình phù hợp với công việc này?" Đừng dại dột mà bỏ qua những câu hỏi thế này. Bạn sẽ cảm thấy bất ngờ khi biết rằng nhà tuyển dụng có thể thăm dò tính cách, con người, khả năng làm việc của bạn với những câu hỏi tưởng chừng như rất không liên quan như: "Bạn thích nghe thể loại nhạc nào?".
Kết lại
Đa số những sinh viên mới ra trường đều thường phải trải qua quá trình đào tạo lại để có thể làm quen với công việc mới. Vì vậy bạn cũng không nên quá lo lắng về việc mình vẫn chưa đủ khả năng hoàn thành tốt công việc ngay từ đầu. Hãy cứ chuẩn bị thật kĩ lưỡng mọi thức, tích lũy thật nhiều kinh nghiệm liên quan trong quá trình học tập ở trường và thể hiện bản thân một cách nhiệt huyết, chân thành, sẽ không có một nhà tuyển dụng nào nỡ bỏ qua một ứng viên tuyệt với như thế!
Chúc các bạn thành công!
0 Nhận xét