Header Ads

Hướng nghiệp ngành Bảo hộ lao động: Ngành học mới mẻ đang khan hiếm nhân lực

Ngành Bảo hộ lao động là một trong những ngành mang tính xã hội, bởi tính an toàn rất cần thiết cho lĩnh vực lao động nói chung. Theo học ngành này liệu rằng có gây khó khăn gì cho các bạn sinh viên hay không? Ngành này có cơ hội việc làm thế nào? Nhu cầu xã hội đối với ngành này ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

1. Ngành Bảo hộ lao động là gì?

Ngành Bảo hộ lao động là ngành đào tạo những bạn sinh viên trở thành những cá nhân có vai trò bảo đảm, cải thiện sự an toàn cũng như bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại khu vực làm việc.

Vai trò này dựa vào việc đánh giá quyền, nghĩa vụ và mối quan hệ tương hỗ về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động giữa người sử dụng lao động, người lao động cũng như người được người lao động ủy quyền làm vai trò đại diện.

Sinh viên theo học ngành Bảo hộ lao động sẽ được đào tạo những kỹ năng thực tế về thực hành, những lý thuyết chuyên ngành cùng với những môn học chuyên môn trong công tác đảm bảo an toàn trong lao động như vấn đề đảm bảo an toàn thiết bị nâng hạ và thiết bị vận chuyển.

Ngành Bảo hộ lao động ngày càng phát triển ở Việt Nam

Ngoài ra còn là vấn đề an toàn hệ thống thiết bị nâng đỡ áp lực, Kỹ thuật an toàn máy móc, An toàn trong lĩnh vực xây dựng, an toàn hệ thống điện, sức khỏe lao động, Vệ sinh lao động và lĩnh vực độc chất học,…

Sau khi ra trường, những Cử nhân ngành Bảo hộ lao động sẽ có kỹ năng kiểm tra, giám sát, đánh giá, phân tích và quản lý tổng hợp vấn đề an toàn trong môi trường lao động.

Bên cạnh đó, các bạn có thể đề xuất những phương pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn trong môi trường lao động, trong quá trình sản xuất. Đồng thời loại trừ các yếu tố nguy cơ có thể gây tai nạn lao động, những sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và các yếu tố độc hại gây nên những căn bệnh nghề nghiệp.

Những Cử nhân ngành Bảo hộ lao động còn có đủ năng lực để công tác tại các tổ chức sản xuất kinh doanh, kiểm tra tình hình an toàn lao động trong công ty, tham gia công tác giảng dạy, trợ giảng tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành Bảo hộ lao động,…

2. Nhu cầu lao động ngành Bảo hộ lao động hiện nay

Ngành Bảo hộ lao động là một ngành nghề tương đối mới mẻ ở nước ta, được đào tạo chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây. Ngành này cung cấp nguồn nhân lực cho các tổ chức, các công ty nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp cho bộ phận người lao động.

Đánh giá về nhu cầu của xã hội đối với ngành Bảo hộ lao động trong thời gian sắp tới, các chuyên gia nhận định rằng tình hình thực tế hiện tại, kỹ sư bảo hộ lao động vẫn đang rất khan hiếm. Nguyên nhân là vì nhu cầu nhân lực ngành này tương đối cao nhưng cả nước chỉ có một vài trường đại học có đào tạo ngành Bảo hộ lao động.

Kỹ sư Bảo hộ lao động hiện nay ở nước ta chưa nhiều

Các chuyên gia phân tích rằng ngành Bảo hộ lao động không trực tiếp tạo nên các sản phẩm, không trực tiếp mang lại lợi nhuận cho công ty nhưng lại giúp công ty đảm bảo sự an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, góp phần giúp các công ty giảm thiệt hại và chi phí do những sự cố, tai nạn có thể xảy ra.

Vì vậy, ngành nghề này có nhiều nét đặc trưng riêng biệt so với nhiều ngành nghề khác. Đó chính là yêu cầu người làm nghề phải có cái tâm với nghề nghiệp, có cái tâm với mọi người. Công việc của ngành Bảo hộ lao động không cứu người một cách trực tiếp nhưng lại có vai trò gián tiếp rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ sức khỏe con người.

3. Các khối tuyển sinh vào ngành Bảo hộ lao động

Mã ngành Bảo hộ lao động: 7850201. Tổ hợp các môn xét tuyển của ngành Bảo hộ lao động bao gồm:
  • Khối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học
  • Khối A01: Toán, Vật Lý, Anh Văn
  • Khối D01: Toán, Ngữ Văn, Anh Văn.

Điểm chuẩn của ngành Bảo hộ lao động tại các trường đại học dao động trong khoảng từ 15 đến 17 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng ngôi trường cụ thể.

4. Các trường có đào tạo ngành Bảo hộ lao động ở nước ta 

Hiện nay ở Việt Nam, chỉ có 02 trường có đào tạo ngành Bảo hộ lao động đó là: Trường Đại học Tôn Đức Thắng (khu vực phía Nam) và Trường Đại học Công đoàn (khu vực phía Bắc).

Chính vì số trường có đào tạo ngành Bảo hộ lao động chưa nhiều, vẫn còn khan hiếm nên nguồn nhân lực mà trường cung cấp cho nhu cầu xã hội đối với ngành này còn rất thiếu, nói đúng hơn là thiếu hụt trầm trọng.

5. Học ngành Bảo hộ lao động sau khi ra trường sẽ làm công việc gì?

Công tác an toàn lao động ngày càng được quan tâm và đề cao nhiều hơn trong mọi lĩnh vực, mọi cơ quan, công ty, doanh nghiệp có tham gia vào quá trình sản xuất từ nhà nước cho đến tư nhân.

Tư vấn hướng nghiệp ngành Bảo hộ lao động

Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Bảo hộ lao động sẽ có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập rất ổn định. Cụ thể đó là:
  • Chuyên viên đảm nhận về công tác an toàn và vệ sinh lao động trong các công ty có hoạt động kinh doanh và sản xuất.
  • Trở thành những Cử nhân, Kỹ sư, nhân viên có nghiệp vụ sư phạm, có thể giảng dạy ngành Bảo hộ lao động tại những trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành Bảo hộ lao động.
  • Nhân viên đảm nhận công tác kiểm tra vấn đề đảm bảo an toàn lao động của các tổ chức Công đoàn.
  • Nhân viên làm trong tổ Thanh tra Nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
  • Công tác tại các công ty có nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, các tập đoàn xuyên quốc gia.
  • Các dự án thuộc các công trình xây dựng trong phạm vi cả nước
  • Nhân viên công tác tại các công ty tư vấn về những hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
  • Làm công tác nghiên cứu tại các Viện chuyên về hoạt động nghiên cứu, các cơ quan quản lý cấp nhà nước về vệ sinh, đảm bảo an toàn lao động tại các tỉnh, thành trong cả nước.


6. Mức lương của nhân viên làm trong ngành Bảo hộ lao động

Mức lương của nhân viên làm trong ngành Bảo hộ lao động là một trong  những nội dung được rất nhiều người quan tâm. Mức lương cao hay thấp cũng là yếu tố thúc đẩy các bạn lựa chọn ngành học để theo đuổi lâu dài.

Thông thường, mức lương của sinh viên mới tốt nghiệp ngành Bảo hộ lao động công tác tại các công ty, doanh nghiệp dao động tư 5 đến 7 triệu mỗi tháng. Nếu cá nhân công tác ở các cấp bậc quản lý cao hơn, bạn sẽ nhận mức lương hậu hĩnh hơn, có thể lên đến 10 - 15 triệu đồng mỗi tháng.

Lạc quan hơn, nếu các bạn công tác với cấp bậc cao trong những công ty tư nhân, công ty nước ngoài làm việc tại Việt Nam hay công ty có nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, mức lương của các bạn có thể lên đến 1.000 - 1.500 USD mỗi tháng.

7. Những tố chất phù hợp để theo học ngành Bảo hộ lao động

Để hoàn thành tốt công việc của ngành nghề Bảo hộ lao động, tố chất đầu tiên đòi hỏi các bạn cần có sự đam mê đối với nghề, nắm vững được lĩnh vực chuyên ngành cùng các quy trình để đảm bảo an toàn sức khỏe cho lao động.

Ngoài ra, bạn cũng cần hội tụ những tố chất và kỹ năng sau đây:
  • Nắm vững được những nỗi gian khó và mối hiểm nguy trong quá trình lao động của người lao động thuộc lĩnh vực đó bao gồm những gì.
  • Để công tác thật hoàn thiện công việc này và có sự nhiệt huyết với nghề, các bạn cần hiểu rõ những quy trình cụ thể của vấn đề bảo hộ lao động. Từ đó, các bạn sẽ hiểu rõ hơn những quy tắc trong ngành Bảo hộ lao động.
  • Có sự hiểu biết nhất định về các quy trình của công tác bảo vệ lao động một cách chính xác nhất, tiên đoán được tất cả các yếu tố có thể gây hại mà môi trường sẽ ảnh hưởng không tốt đến người lao động.
  • Nắm rõ tất cả đặc điểm cần thiết của hệ thống thiết bị bảo hộ lao động, nắm rõ tính năng và công dụng của từng loại thiết bị để từ đó, các bạn có thể ứng dụng cho người lao động sao cho thích hợp nhất với môi trường công tác.
  • Hiểu được nguyên lý hoạt động của những trang thiết bị an toàn và vệ sinh lao động đó có tính năng như thế nào.
  • Có tính kiên trì và đảm bảo nguyên tắc để gìn giữ an toàn lao động một cách tuyệt đối.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Có sức khỏe tốt để công tác trong nghề nghiệp lâu dài.
  • Có đủ phẩm chất đạo đức, thực hiện theo quy định và luật pháp mà nước ta đã ban hành.

Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành Bảo hộ lao động mà bài viết muốn giới thiệu đến các bạn. Chúc các bạn sẽ trở thành những Cử nhân, những Kỹ sư chuyên ngành Bảo hộ lao động đầy tài năng trong tương lai.


Đăng Nhận Xét

0 Nhận xét